Nấm âm đạo khi mang thai và cách phòng ngừa mẹ nên biết

Nấm âm đạo khi mang thai là một trong những rắc rối phổ biến nhất, vì thông thường môi trường xung quanh âm đạo đã luôn ẩn chứa hàng ngàn các loại vi khuẩn và nấm khác nhau, có lợi và cũng có hại. Khi mang thai, số lượng này tăng lên gấp nhiều lần do độ pH ở âm đạo có sự thay đổi. Hiện nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy nấm gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, những cảm giác ngứa ngáy, khó chịu luôn khiến mẹ muốn điều trị dứt điểm.

banner ads
nấm âm đạo khi mang thai
Nấm âm đạo gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu - Ảnh internet

1. Nhiễm nấm âm đạo là gì?

Nhiễm nấm âm đạo là một loại bệnh thường gặp ở phụ nữ đặc biệt trong quá trình mang thai. Bình thường luôn có một lượng nấm mem nhất định trong âm đạo, vấn đề chỉ xảy ra khi nó phát triển quá nhanh, lấn át hệ vi sinh vật âm đạo.

2. Nguyên nhân - Triệu chứng nấm âm đạo khi mang thai

Dịch tiết âm đạo nhiều hơn khiến âm đạo luôn ẩm ướt tạo thuận lợi cho sự phát triển của nấm. Nội tiết tố thay đổi, lượng estrogen tăng cao làm cho âm đạo tiết ra nhiều glycogen hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men phát triển ở đó. Ngoài ra, estrogen còn ảnh hưởng trực tiếp lên nấm men, khiến chúng phát triển nhanh và bám dễ dàng hơn vào thành âm đạo.

viêm nấm âm đạo khi mang thai
Nấm Candida là nguyên nhân chính gây nấm âm đạo - Ảnh internet

Khi mang thai, hệ miễn dịch yếu đi, tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm. Khi mẹ dùng kháng sinh, các chất steroid sẽ tạo điều kiện cho Candida xuất hiện nhiều hơn. PH trong âm đạo kiềm hơn khi mang thai sẽ làm kiềm hãm hệ vi sinh vật bình thường trong âm đạo tạo cơ hội cho nấm sinh sôi.

Triệu chứng khi bị nhiễm nấm âm đạo: 

  • Ngứa ngáy, khó chịu gây đau nhức và đỏ âm đạo.
  • Âm đạo tiết dịch màu trắng hay kem.
  • Khó chịu và đau rát khi quan hệ vợ - chồng.
  • Rát khi đi tiểu, sưng mô âm đạo hay môi âm hộ.

Với những triệu chứng trên thường khiến cho các mẹ bầu hay lo lắng, tuy nhiên chưa có bằng chứng cho thấy nấm gây nguy hại cho thai nhi. Nhưng nếu mẹ bị nấm khi sinh, em bé có thể bị các vệt trắng trong miệng, mắt, mũi…Và thai nhi cần sự điều trị cụ thể từ bác sĩ

3. Điều trị khi mẹ bị nấm âm đạo

Khi có những triệu chứng bất thường trên mẹ nên đi khám để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.  Tránh việc tự điều trị tại nhà bằng thuốc uống sẽ rất nguy hiểm đến bé.

nên khám nếu bị nấm âm đạo
Mẹ nên đi khám nếu có các dấu hiệu nấm âm đạo - Ảnh internet

Hiện nay, có một vài loại thuốc viên đặt âm đạo đã được nghiên cứu và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho phép sử dụng vì không gây hại lên thai nhi. Tuy nhiên, điều mẹ cần nhớ là khi đặt thuốc vào trong âm đạo có thể sẽ gây chảy máu, do chạm vào các mạch máu nhỏ dễ vỡ của âm đạo và cổ tử cung. Vì vậy, chỉ khi nào nguy hiểm, bác sĩ mới cho toa mua thuốc đặt âm đạo phù hợp và hướng dẫn sử dụng để không gây ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi.

4. Phòng ngừa nhiễm nấm âm đạo khi mang thai

Mẹ sẽ hạn chế được bệnh nếu mẹ luôn giữ cho vùng kín khô ráo và hệ môi trường âm đạo căn bằng. Sau đây là những gợi ý giúp mẹ phòng tránh hiệu quả căn bệnh này:

  • Mặc đồ lót bằng cotton thoáng mát, tránh mặc đồ bó sát.
  • Sau khi mẹ bầu tập luyện thì nên thay quần áo ẩm ướt ngay.
  • Ngủ không nên mặc đồ lót vào ban đêm để không khí tiếp xúc với âm đạo, hạn chế sự phát triển của nấm.
  • Sử dụng tinh dầu trà ( 1-2 giọt vào nước tắm) để tiêu diệt nấm.
tinh dầu trà
Bổ sung 1-2 giọt tinh dầu trà khi tắm để tiêu diệt nắm - Ảnh internet
  • Tránh dùng dung dịch vệ sinh mạnh vì có thể gây kích ứng hệ sinh dục.
  • Rửa sạch vùng sinh dục nhẹ nhàng khi tắm (không được thụt rửa âm đạo trong thai kỳ).
  • Ăn sữa chua thường xuyên sẽ giúp mẹ tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp các chất kháng viêm và hạn chế sự phát triển của nấm.
  • Tránh ăn bánh mì hay thực phẩm có bột.
  • Không quan hệ tình dục tới khi hết nấm vì có thể gây kích ứng da.

Mẹ bầu bị nấm âm đạo khi mang thai, tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi, nhưng lại gây nhiều khó chịu và bất tiện cho mẹ. Vì vậy, ngay từ đầu thai kỳ mẹ bầu nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm nấm. Yeutre.vn chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh nhất.

Bùi Phường tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI