Muốn có thai, ăn đậu nành đúng hay sai?

Một nghiên cứu mới nhất cho thấy đậu nành có thể làm giảm các tác hại của nhựa BPA đối với khả năng sinh sản của con người. Vậy phải chăng ai muốn có thai ăn đậu nành sẽ được như ý?

banner ads

Nói không với BPA

BPA là một loại nhựa có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trong 3 tháng và kể cả các tháng tiếp theo của thai kỳ, thai phụ luôn được khuyên tránh các sản phẩm có chứa hóa chất độc hại từ loại nhựa này.

Ai muốn có thai ăn đậu nành sẽ được như ý?

44473-muon-co-thai-an-dau-nanh-2.jpg

Đậu nành có thể ngăn ngừa tác hại của BPA

Có rất nhiều thực phẩm được đồn thổi về tác dụng hỗ trợ sinh sản, nhưng phần trong số chúng không đủ bằng chứng khoa học thuyết phục. Thế nhưng, các nhà khoa học thuộc trường đại học Harvard đã phát hiện ra một loại thực phẩm có thể làm thay đổi tỷ lệ mang thai thành công và đó chính là đậu nành.

Lợi ích của đậu nành đối với khả năng sinh sản

Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism của Hội Nội tiết. Các nhà khoa học đã khám phá ra mối quan hệ giữa đậu nành và Bisphenol A (BPA) - một hóa chất độc hại được tìm thấy trong các loại nhựa bao dùng để đóng chai (nước), làm hộp đựng thức ăn cũng như trong các lớp bảo vệ của đồ vật.

Dựa trên thử nghiệm trước đây cho thấy các tác hại của BPA đối với khả năng sinh sản của động vật gặm nhấm (chuột ăn đậu nành đã tăng tỷ lệ sinh sản), các nhà nghiên cứu muốn xem liệu điều này có thể xảy ra ở người hay không. Vì vậy, họ đã thu thập dữ liệu từ 239 phụ nữ đã được thụ tinh nhân tạo (IVF) để so sánh tỷ lệ mang thai. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra mức độ BPA trong nước tiểu của họ và điều tra xem trong ngày họ đã ăn bao nhiêu đậu nành. Kết quả trong số những phụ nữ đã được điều trị vô sinh bằng công nghệ hỗ trợ sinh sản IVF, cơ hội thụ thai đã giảm 50% đối với những phụ nữ không tiêu thụ đậu nành và điều này có liên quan đến nồng độ Bisphenol - A (BPA) trong nước tiểu (Theo Giáo sư Jorge E. Chavarro, một tác giả của nhóm nghiên cứu và là giáo sư tại Trường Y tế Công Cộng Harvard). Nghiên cứu cũng cho thấy cho BPA không thể gây hại đến con của những phụ nữ đã dùng đậu nành. Vậy, dựa trên những phát hiện này có đủ kết luận rằng đậu nành làm giảm những tác động tiêu cực của BPA? Và phải chăng ai muốn có thai ăn đậu nành sẽ được như ý?

44472-muon-co-thai-an-dau-nanh-1.jpg

Bằng cách nào đó đậu nành có thể ngăn chặn ảnh hưởng của BPA trên cơ thể

BPA đã được chứng minh tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản bằng cách phá vỡ các hệ thống nội tiết và nó có các tính chất giống như estrogen, có thể gây rối loạn các hoóc môn trong cơ thể. Mặc dù cơ chế của nó không được xác định rõ ràng, nhưng dường như bằng cách nào đó đậu nành có thể ngăn chặn ảnh hưởng của BPA trên cơ thể. Trong các nghiên cứu trên động vật gặm nhấm, các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng đậu nành có thể bù đắp những tác hại do BPA gây ra. Theo tiến sĩ Chavarro, BPA đã kích hoạt và chấm dứt một số gen nhất định và đậu nành đã ngăn BPA làm điều đó.

Thế nhưng, đậu nành lại có các đặc tính giống như estrogen. Vì vậy phụ nữ muốn có thai hoặc những người đang gặp khó khăn trong việc thụ thai luôn được khuyên tránh dùng loại thực phẩm này. Mặc dù vậy, tiến sĩ Chavarro lại cho rằng, đó là lời khuyên là sai lầm. Một số thông tin cho rằng việc tiêu thụ đậu nành có thể gây tổn hại đối với khả năng sinh sản, tuy nhiên, theo tiến sĩ Chavarro "hầu hết các bằng chứng khoa học, bao gồm các bằng chứng từ những thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đều cho thấy điều hoàn toàn ngược lại đối với phụ nữ.

Muốn có thai ăn đậu nành đúng hay sai?

Trước quá nhiều thông tin, chắc hẳn bạn sẽ luôn tự hỏi liệu có thai ăn đậu nành đúng hay sai? Tiến sĩ Chavarro trả lời là có, đặc biệt là nếu bạn đang điều trị vô sinh. "Một số nghiên cứu trong vài năm gần đây cho thấy tiêu thụ đậu nành trước khi mang thai hoặc sử dụng các chất bổ sung đậu nành đã làm tăng tỷ lệ ở phụ nữ đang điều trị vô sinh", ông nói.

Mặc dù không có nhiều người thấy được lợi ích rõ ràng từ đậu nành nhưng trong các nghiên cứu của các nhà khoa học như tiến sĩ Chavarro thì phụ nữ sẽ được hưởng lợi từ việc tiêu thụ đậu nành nếu họ dùng lượng tương đương với một khẩu phần sản phẩm như đậu phụ, bánh mì kẹp thịt chay và đậu nành... từ 2-3 ngày một tuần. Tuy vậy, trước khi có sự thay đổi lớn trong chế độ ăn uống, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.

Ngoài ra, nếu đang cố gắng thụ thai, nên giảm tiếp xúc với BPA-mặc dù điều này không hề dễ dàng bởi việc tiếp xúc với BPA rất phổ biến. Để hạn chế, bạn có thể thay đổi thói quen từ tiêu thụ thực phẩm đóng hộp sang các thực phẩm tươi hoặc đông lạnh; thay thế hộp nhựa cứng đựng thức ăn polycarbonate bằng lọ thủy tinh hoặc kim loại, và không dùng hóa đơn sử dụng nhiệt như trong siêu thị, máy ATM và trạm khí đốt.

44474-muon-co-thai-an-dau-nanh-3.jpg

Phụ nữ tiêu thụ đậu nành trước khi mang thai hoặc sử dụng các chất bổ sung đậu nành đã làm tăng tỷ lệ thụ thai

Nghiên cứu này là một bước đột phá vì lần đầu tiên nó cho thấy mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và sự ảnh hưởng của BPA ở người dù rằng nó vẫn không chứng minh được nguyên nhân và hệ quả cho dù đã loại các yếu tố khác có thể giải thích sự tương tác này, chẳng hạn như các chế độ ăn uống khác nhau của mỗi phụ nữ hoặc của tiền sử y khoa và sinh sản của họ.

Nghiên cứu này vẫn cần được phát triển thêm nhưng nó không đem lại hy vọng đảo ngược những tác động có hại của các độc tố bên ngoài.

Như vậy, với góc nhìn khoa học, các nhà nghiên cứu cho thấy đậu nành thực sự có lợi cho phụ nữ trong việc cải thiện chức năng sinh sản. Vậy nên muốn có thai ăn đậu nành là điều đúng đắn. Tuy nhiên ăn với liều lượng ra sao, bạn cần có ý kiến cụ thể của bác sĩ nhé!

Yeutre.vn

Nguồn: FP

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI