Có thể mẹ cho rằng trẻ sơ sinh chưa biết ngáy nên những tiếng ồn ào đó sẽ khiến mẹ không khỏi lo lắng và tìm mọi cách để làm sao cho bé không còn ngáy nữa. Tuy nhiên, các bác sĩ Nhi khoa lại cho rằng đó không phải là vấn đề lớn để mẹ lo lắng thái quá!
Tiếng ngáy của trẻ sơ sinh thực chất là gì?
Trẻ sơ sinh nói chung có xu hướng tạo ra tiếng ồn trong lúc thở nhưng đó không phải vì bé cố tình đâu nhé!Trẻ sơ sinh nói chung có xu hướng tạo ra tiếng ồn trong lúc thở nhưng đó không phải vì bé cố tình đâu nhé! Khi mới sinh, đường thở của trẻ khá hẹp và tiết rất nhiều bong bóng nước bọt. Không khí đi qua những các bong bóng nước bọt này sẽ gây ra nhiều âm thanh vớ tiếng rung khác nhau, tương tự như tiếng ngáy. Vì vậy, trẻ sơ sinh ngủ ngáy thực chất là do tiếng rung của các mô mềm khi không khí đi qua đường thở.
Trong phần lớn thời gian, những âm thanh ồn ào đó chỉ là một chút phiền toái nhỏ nhỏ và sẽ dần lắng xuống khi đường hô hấp của bé phát triển và bé biết cách nuốt nước bọt dư thừa. Đôi khi trẻ sơ sinh ngủ ngáy có thể là dấu hiệu của tình trạng tắc nghẽn đường thở. Nếu điều này xảy ra, bé phải thở khó khăn hơn để đưa không khí qua các vật cản và từ đó làm phát sinh tiếng ngáy.
Có cách nào giúp trẻ sơ sinh hết ngáy không?
Dưới đây là một số cách để mẹ có thể giúp trẻ sơ sinh giảm ngủ ngáy:
- Vệ sinh mũi: Một trong những cách đơn giản nhất để trẻ sơ sinh ngủ ngáy chấm dứt những tiếng ồn trong lúc ngủ đó chính là nhỏ mũi. Nếu bé bị ngạt mũi, mẹ hãy xịt một vài giọt nước muối vào mũi của bé ít nhất một lần một ngày. Hầu hết các nhà thuốc đều có bán chai nhỏ mũi, nhưng bạn có thể tự làm bằng cách hòa tan ¼ muỗng cà phê muối trong 1 ly nước nhỏ. Sau đó cho vào chai xịt và xịt cho bé.
- Thông đường hô hấp: Cho bé nằm trong thau nước ấm và để không khí ẩm nới lỏng dịch nhờn dư thừa gây nghẹt ở đường thở. Làm điều này trước khi đi ngủ sẽ rất hiệu quả vì trẻ sơ sinh ngủ ngáy nhiều nhất là ban đêm. Ngoài ra, để làm ẩm không khí trong phòng ngủ của bé, mẹ có thể dùng máy phun sương tạo đổ ẩm.
Loại bỏ tác nhân gây dị ứng: Hút sạch bụi bẩn, lông chó mèo và những vật bẩn trong phòng để tạo môi trường thông thoáng, trong lành cho bé.
Khi trẻ sơ sinh ngủ ngáy trở thành nguy cơ đe dọa sức khỏe
Mỗi tháng, đường hô hấp của trẻ sơ sinh sẽ phát triển hoàn thiện hơn và tình trạng ngủ ngáy cũng sẽ dần trôi vào quên lãng. Hoặc ít nhất bé sẽ biết nuốt nước bọt và giảm bớt tiếng ồn khi những cái răng đầu tiên mọc lên.
Chính vì vậy, nếu trẻ sơ sinh ngủ ngáy không giảm mà tiếng ngày ngày càng to hơn thì đó là một vấn đề có liên quan đến sức khỏe. Nếu thấy bé ngáy nhiều, mẹ nên ghi lại nhật ký âm thanh tiếng nhau khác nhau của bé qua từng ngày. Nếu bé ngáy nặng hơn, hãy nói với bác sĩ của bé.
Thường thì với trường hợp trẻ sơ sinh ngủ ngáy, bác sĩ rất ít khi can thiệp mà chỉ căn dặn mẹ theo dõi tiếng ngáy của bé theo theo từng ngày. Nhưng nếu không an tâm, có thể nhờ họ kiểm tra mũi, họng và đường hô hấp của bé. Đôi khi các vách ngăn mũi bị lệch sang một bên cũng là nguyên nhân gây tắc nghẽn một phần của 1 trong 2 lỗ mũi. Ngoài ra, amidan cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ nhỏ ngủ ngáy. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra cổ họng của bé để chắc chắn không có cấu trúc bất thường, chẳng hạn như sự biến đổi bất thường của vòm miệng hoặc u nang vòm miệng.
Cuối cùng, bác sĩ sẽ theo dõi nhịp thở của bé. Một số bé có thể bị hội chứng mềm sụn thanh quản, gây tiếng ồn ào trong lúc thở. Khi bé lớn hơn, các cấu trúc đường thở trưởng thành và mất khoảng 6 tháng để bé có thể giảm bớt tiếng ồn trong lúc ngủ. Một trong những dấu hiệu rất dễ nhận biết của tình trạng mềm sụn thanh quản chính là vết lõm ở cổ, ngay trên ức những lúc bé hít vào. Tuy nhiên, số trẻ sơ sinh ngủ ngáy vì lý do này cũng rất hiếm.
Yeutre.vn (Tổng hợp)