1. Chữa món bị mặn
Khoai tây sống cắt lát dùng để chữa cháy cho món mặn.
Bạn có thể dùng một muỗng đường hoặc cho ít giấm táo vào những món ăn như canh, súp khi chúng bị mặn. Cách khác, bạn cũng có thể dùng khoai tây sống cắt lát để chữa cháy cho món mặn. Ngoài ra, bạn có thể dụng bột hoặc cơm cho vào bao vải, bọc kín thả vào nồi một lúc trước khi tắt bếp cũng giúp giảm vị mặn của món ăn.
2. Giảm bớt chất béo
Đồ ăn bị béo quá có thể gây ngấy và làm mất ngon. Bạn có thể giảm độ béo trong thức ăn theo các cách sau:
- Dùng ít rau diếp xoăn thả vào nồi canh hoặc món súp. Rau sẽ hút lượng mỡ thừa và làm thanh món súp trở lại.
- Cho vài cục đá vào món ăn và khuấy nhanh tay để chất béo bám vào đá. Sau đó, vớt ngay ra ngoài để có một nồi canh ngọt thanh, ít béo ngấy.
Cho đá vào món súp để giảm béo.
- Màng bọc thực phẩm đem vo lại và thả nhẹ trên mặt nồi súp. Sau đó đảo nhẹ và nhanh tay cho chất béo bám vào lớp bọc nhựa rồi vớt ngay ra ngoài. Với cách này, bạn nên cân nhắc nhãn hiệu uy tính của loại bọc để tránh mất vệ sinh.
- Khi món ăn nguội hẳn, hãy cho vào tủ lạnh để lớp mỡ đóng váng bên trên mặt. Sau vài tiếng mang ra vớt lớp mỡ đóng váng đi sẽ có nồi canh ngon trở lại.
3. Chữa thức ăn quá ngọt
Một chút muối cho vào món bị quá đường có thể làm giảm vị ngọt. Ngoài ra, một vài giọt giấm táo cũng có thể giúp giảm độ ngọt của món ăn.
4. Giữ màu cho thực phẩm
Khoai tây dễ bị thâm trong quá trình chế biến, bạn có thể cho thêm nước cốt chanh để giải quyết tình trạng này.
Bông cải trắng không còn giữ được màu trắng đẹp khi nấu. Một ít sữa tươi hoặc một chút giấm có thể giúp bạn làm trắng màu bông cải.
Yeutre.vn