Mẹ nên làm gì để trẻ không đi ngoài phân sống?

Đi ngoài phân sống là tình trạng thức ăn chưa tiêu hóa được, trẻ ăn gì ra đó. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ như trẻ không tăng cân, sút cân, biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng. 1. Nguyên nhân trẻ đi ngoài phân sống

banner ads

44046-20150109-cach-hay-day-be-tu-di-ve-sinh-6.jpg

Đi ngoài phân sống kéo dài khiến trẻ còi xương, suy dinh dưỡng

- Cho trẻ ăn quá sớm: Theo các chuyên gia, độ tuổi ăn dặm thích hợp nhất cho trẻ là từ 6 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ lo lắng con chậm lớn hơn so với trẻ cùng trang lứa nên thường cho trẻ ăn dặm từ 4 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, bộ phận tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên rất dễ bị tổn thương, chưa thể tiêu hóa được các thực phẩm cứng hay lỏng ngoài sữa mẹ (sữa công thức). Đó là lí do trẻ thường đi ngoài 3 - 4 lần và đi ngoài phân sống, lợn cợn, mùi chua, tanh.

- Trẻ ăn quá nhiều: "nhồi nhét" trẻ ăn là thói quen của nhiều bà mẹ Việt với hy vọng con sẽ tăng cân nhanh chóng. Đây là sai lầm phổ biến và khiến trẻ ăn mãi không lớn, thậm chí còn rối loạn tiêu hóa, tổn thương ruột, loạn khuẩn đường ruột, dẫn tới việc không tiêu thực phẩm và đi ngoài phân sống.

- Cho trẻ ăn nhiều đạm, đường, chất béo: đây đều là các chất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, tuy nhiên, chế độ nhiều đạm, đường, chất béo sẽ khiến trẻ không thể tiêu hóa được thực phẩm.

- Chức năng gan kém hoặc tắc ống mật dẫn tới việc trẻ ăn nhiều mà không hấp thu được và đi phân sống.

- Sử dụng nhiều kháng sinh khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị tổn thương, không hấp thu được thức ăn. Trẻ ăn nhiều nhưng vẫn còi và thường xuyên có dấu hiệu đi phân sống.

2. Khi nào đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Nếu để tình trạng đi phân sống kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng sống của trẻ. Do đó, nếu mẹ thấy trẻ đi phân sống quá 3 ngày trở lên, đi nhiều lần trong ngày, có dấu hiệu mệt mỏi, lừ đừ, sút cân thì cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được xét nghiệm và kiểm tra nguyên nhân vì sao trẻ đi ngoài phân sống.

Các mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ uống và tự ý cho trẻ sử dụng các loại men vi sinh, men tiêu hóa. Vì nếu sử dụng không đúng cách có thể khiến trẻ bị phụ thuốc thuốc, cơ thể không tự sinh ra men tiêu hóa được, dẫn tới suy giảm hệ miễn dịch và ngày càng yếu đi.

3. Cách khắc phục tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ

44047-potty-training-tips.jpg

Điều trị tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ càng sớm càng tốt

Ngoài sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ để khắc phục tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ, các mẹ cần xây dựng cho con chế độ ăn uống khoa học để hệ tiêu hóa của con phát triển ổn định và khỏe mạnh.

Vì vậy, mẹ lưu ý:

- Cho trẻ ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa như cháo ninh nhừ, cháo xay với thịt, các loại củ. Thời gian ăn khoảng 1-2 tuần để khắc phục tối đa tình trạng khó tiêu hóa.

- Giảm bớt thực phẩm nhiều dầu mỡ và tạm thời ngừng các loại thực phẩm tanh như hải sản cho tới khi trẻ khắc phục hoàn toàn tình trạng đi ngoài phân sống.

- Không cho trẻ ăn các loại thực phẩm cứng vì sẽ khó tiêu. Các loại nước ngọt, bánh kẹo cũng cần loại bỏ khỏi thực đơn hàng ngày của trẻ.

- Cho trẻ ăn 100ml sữa chua mỗi ngày, khoảng 1 tiếng sau ăn là thời gian thích hợp nhất để ăn sữa chua. Sữa chua sẽ giúp trẻ dễ tiêu hóa, tăng lợi khuẩn ở đường ruột, phòng ngừa các bệnh về tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột, loạn khuẩn đường ruột...

- Có thể cho trẻ uống men tiêu hóa, men vi sinh để giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, không được lạm dụng các loại thực phẩm chức năng này, chỉ uống theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Khi nấu bột cho trẻ cần lưu ý về thời gian nấu. Sau khi lửa sôi lớn, cần để lửu liu riu thêm khoảng 15 - 20 phút, tới khi nồi bột hơi bén thì mới tắt bếp. Rất nhiều mẹ có thói quen nấu bột nhanh, để lửa liu riu khoảng 5 phút là cho bé ăn, đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân sống vì thực phẩm chưa chín kỹ.

4. Bao lâu thì trẻ hết bệnh?

Theo các bác sĩ, cha mẹ cần phải kiên trì khi điều trị tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ. Thời gian điều trị có thể từ 10 - 20 ngày. Vì nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do chế độ ăn uống gây ra. Do đó, nếu mẹ không thay đổi thói quen ăn uống cho con thì có thể khiến bệnh lâu khỏi dù đã dùng thuốc.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI