Mẹ mắc bệnh tiểu đường nên hay không nên mang thai

Tiểu đường chiếm khoảng 3 - 5% trong số các bệnh lý thai kỳ và được cảnh báo với những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Vậy câu hỏi được đặt ra là liệu những người mẹ mắc bệnh tiểu đường nên có con hay không?

banner ads

Người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sinh con

Đó là lời khẳng định trước tiên cần phải nói ngay. Do đó, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể an tâm vượt qua thai kỳ thành công.

Thế nhưng, để có được điều này, đòi hỏi người mẹ phải được sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên môn, được chăm sóc và kiểm soát bệnh thật tốt trước khi bước vào thai kỳ.

5250-kham-truoc-khi-mang-thai.jpg

Người bệnh tiểu đường phải được tư vấn và kiểm soát thật tốt đường huyết trước khi mang thai.

banner ads

Theo đó, trước khi có kế hoạch mang thai khoảng vài ba tuần, bạn cần được kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Sở dĩ phải đảm bảo điều này vì rất có thể bạn đã có em bé trước đó khoảng vài tuần nhưng bản thân lại không hề hay biết. Nếu để điều này xảy ra trong những tuần đầu tiên phát triển, thai nhi có thể tăng nguy cơ dị tật khi mẹ không kiểm soát được lượng đường.

Các xét nghiệm cần thiết cho mẹ mắc bệnh tiểu đường trước khi bước vào thai kỳ

Bạn có thể mắc bệnh do các yếu tố di truyền hoặc không di truyền. Để biết chính xác bệnh của mình, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra, xem xét các yếu tố: tiền sử bệnh gia đình, chỉ số sinh học, đặc điểm bệnh tính đến thời điểm hiện tại…

Khi biết rõ về những điều này, các bác sĩ sẽ giúp bạn tốt hơn trong việc kiểm soát. Bạn cần phải hiểu điều này quan trọng đến thế nào với đứa con tương lai của bạn khi nó có thể dẫn đến những nguy cơ về dị tật bẩm sinh, sẩy thai, sinh non, các vấn đề về hô hấp sau sinh và cả những biến chứng nguy hiểm cho chính bạn như tiền sản giật, nhiễm trùng tiết niệu. Do vậy, bạn cần phải được kiểm soát trước sinh và trong suốt thời gian mang thai để đảm bảo một thai kỳ thật an toàn cho chính bạn và con.

5252-kiem-tra-duong-huyet-2.jpg

Xét nghiệm máu để đáng giá khả năng kiểm soát đường huyết trước khi quyết định mang thai.

Bạn có thể được chỉ định làm xét nghiệm Glycosylated Hemoglobin (HbA1c) để các bác sĩ đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết của bạn trong vòng 6 đến 12 tuần trước khi bạn mang thai. Xét nghiệm này sẽ được tiếp tục sử dụng để giúp bạn tầm soát khi bạn đã bước vào thai kỳ.

Ngoài ra, bạn có thể được yêu cầu phân tích nước tiểu. Việc làm này nhằm mục đích đánh giá xem liệu có bất kỳ biến chứng tiểu đường nào về thận có thể phát sinh hay không?

Mặt khác, bạn cũng có thể làm một xét nghiệm máu khác để đánh giá mức cholesterol trong máu và chất béo trung tính; kiểm tra bệnh lý tiểu đường liên quan đến thần kinh, mạch vành và các bệnh về mắt như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc. Tất cả những điều này phải được xem xét cẩn thận trước khi có quyết định cho phép bạn mang thai hay không.

Giúp mẹ kiểm soát tốt bệnh tiểu đường trong thai kỳ

5251-che-do-an.jpg

Chế độ ăn ít tinh bột và chia nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp kiểm soát đường huyết.

- Bạn nên ghi chép về lượng đường trong máu thường xuyên bằng máy thử đường huyết tại nhà trước và sau ăn. Luôn cố gắng duy trì nồng độ đường 60-140mg/dl; duy trì mức hemoglobin A1c

- Dùng thuốc hoặc insulin theo chỉ định của bác sĩ. Mặc dù đến nay chưa có một nghiên cứu nào chứng minh tác hại làm tăng dị tật thai nhi khi mẹ sử dụng insulin trong thai kỳ, nhưng nguy cơ ấy vẫn rất cao.

- Duy trì việc tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe và tránh để tình trạng thừa cân, béo phì tăng nặng làm mất kiểm soát lượng đường trong máu.

- Trước khi mang thai khoảng một tháng nên bổ sung 4mg acid follic mỗi ngày để giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi.

- Sau sinh, bạn cần tiếp tục được theo dõi để kiểm soát lượng đường trong máu giúp đưa mức insulin trở lại mức ổn định.

Biến chứng thai kỳ do mẹ mắc tiểu đường có thể gây ra

- Sẩy thai

- Thai to quá mức trong khi phổi lại kém phát triển khiến trẻ sinh ra dễ bị suy hô hấp.

- Dị tật bẩm sinh (cao gấp 3 - 4 lần bình thường)

- Tử vong chu sinh do dị tật bẩm sinh khi mẹ phụ thuộc vào insulin.

- Sinh non khiến trẻ phải được chăm sóc đặc biệt mới có thể sống sót.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI