Mẹ chủ quan, trẻ có thể mất mạng vì những trường hợp phổ biến dưới đây

Nổi rôm sảy, ngứa, mụn đỏ... đều là những dấu hiệu bệnh lý thường gặp ở trẻ, tuy nhiên, trẻ có thể mất mạng vì những bệnh lý thông thường này nếu mẹ chủ quan.

banner ads

1. Nổi rôm sảy, mụn đỏ

tre bi rom say
Trẻ bị nổi mụn đỏ khắp người

Nổi rôm sẩy là tình trạng phổ biến ở hầu hết trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Việc tắc nghẽn có thể do các ống tuyến mồ hôi ở trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh. Tình trạng này sẽ trở nên nặng hơn nếu thời tiết nóng nực, trẻ ăn nhiều đồ cay, nóng.

Phần đa, trẻ thường bị rôm sảy khi thời tiết nóng nực hoặc khi bị sốt và lặn khi thời tiết mát mẻ. Tuy nhiên, những đốm mụn đỏ trên da trông giống rôm sẩy có thể khiến nhiều mẹ lầm tưởng là rôm sẩy mà không biết rằng đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm nào đó như viêm màng não, nhiễm trùng huyết (đặc biệt khi bị nổi đỏ kèm sốt).

Vì vậy, khi trẻ bị rôm sẩy, nổi mụn mẹ có thể kiểm tra xem nốt mụn trên người bé là lành tính hay không bằng cách mẹ ấn nhẹ tay vào nốt mụn, nếu thấy mụn mờ đi hoặc chuyển sang trắng là bình thường, còn nếu mụn vẫn màu đỏ và không chuyển màu thì có thể liên quan mật thiết tới các bệnh về não hoặc huyết.

2. Trẻ bị té ngã đập đầu

Đây được coi là "chuyện thường ngày ở huyện" với những ai nuôi con nhỏ. Đặc biệt khi trẻ bắt đầu tập lẫy, bò, tập đi. Rất nhiều mẹ chủ quan, khi con ngã từ trên giường xuống dưới hoặc từ trên ghế hay đang chạy, té ngã đều nói "có mụ đỡ nên không sao". Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều trường hợp thương tâm xảy ra khi trẻ ngã xuống nền nhà. Các triệu chứng trẻ bị xuất huyết não hoặc tổn thương não nặng nề có thể xảy ra sau 1 - 2 ngày. Chính vì vậy, hầu hết cha mẹ đều bỏ qua các dấu hiệu trẻ bị tổn thương não và có nguy cơ dẫn tới trẻ bị tử vong vì cấp cứu không kịp thời.

Theo các bác sĩ, khi trẻ bị té ngã xuống nền nhà, cha mẹ cần theo dõi ít nhất trong 2 tiếng đồng hồ xem trẻ có dấu hiệu khác thường không. Nếu trẻ hoàn toàn bình thường, không khóc, không kêu đau hay ngủ li bì, nôn ói... thì mẹ không cần quá lo lắng, ngược lại nếu con có các dấu hiệu trên thì cần đưa đi bệnh viện cấp cứu.

3. Không tập trung khi cho trẻ bú bình

cho be bu binh
Vừa xem điện thoại vừa cho con bú bình rất nguy hiểm

Rất nhiều ông bố, bà mẹ hiện nay đều thực hiện một công đôi việc đó là: vừa cho con bú bình vừa xem điện thoại. Khi cha mẹ "đắm chìm" vào điện thoại chắc chắn sẽ không thể nào để ý tới đứa trẻ bú sữa như thế nào.

Ngày nay, smartphone trở thành vật "bất ly thân" của rất nhiều cha mẹ trẻ. Họ có thể vừa xem các thông tin trên điện thoại vừa làm được nhiều việc khác, kể cả là cho con bú. Quá dễ dàng khi một tay bấm điện thoại và một tay cho trẻ bú bình sữa. Tuy nhiên, sẽ ít cha mẹ nhận thấy nguy hiểm của việc này. Trẻ sẽ có nguy cơ bị sặc sữa và dẫn tới tử vong mà không phải cha mẹ nào cũng lường hết hậu quả.

Đặc biệt trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, khả năng phản ứng và tự vệ của trẻ còn yếu, trẻ sẽ rất dễ bị tử vong nếu cha mẹ chủ quan với việc cho bú sữa bằng bình.

4. Ủ ấm con quá mức

Luôn lo con bị lạnh, cảm cúm là tâm lý chung của nhiều chị em lần đầu sinh con nhỏ. Đặc biệt với trẻ sơ sinh. Vì vậy, hầu hết các mẹ đều chuẩn bị khăn lớn để quấn chặt con và ủ ẩm cho con nhưng lại không biết rằng, con có thể tử vong vì hội chứng: "ủ quá nóng bằng chăn".

Trên thực tế, có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị đột tử mà một trong những nguyên nhân có thể do việc mẹ ủ ấm trẻ quá mức. Theo các bác sĩ, trẻ nhỏ rất dễ ra mồ hôi nhưng lại do được ủ ấm quá nhiều dẫn tới bí bách và bị nhiễm lạnh vì mồ hôi, chưa kể, ủ quá ấm hay quá chật khiến trẻ khó thở, ngạt thở và có nguy cơ dẫn tới tử vong.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI