Các nguyên nhân từ phía mẹ
Người mẹ có khung xương chậu hẹp hoặc biến dạng
Khi thai nhi di chuyển từ tử cung ra ngoài, bắt buộc phải đi qua vùng xương chậu. Với đặc điểm cơ thể bình thường, thai nhi có độ lớn bình thường có thể dễ dàng chui qua được. Thế nhưng, nếu mẹ bị hẹp khung xương chậu hay xương chậu biến dạng không hoàn chỉnh thì việc sinh thường là cực kỳ khó khăn.
Sinh nở là chuyện khó khăn nhất mà mẹ phải trải qua để cho con chào đời.
Thường hai hiện tượng này là do mẹ bầu mắc những bệnh tật từ trước như bị còi xương, bị viêm khớp hay bị liệt chi dưới…
Nhận biết khung xương chậu bị biến dạng khá đơn giản vì có thể nhìn thấy từ bên ngoài và thông qua việc quan sát dáng đi bất thường. Với mẹ bầu được chẩn đoán khung xương chậu hẹp thì thường lùn thấp (cao dưới 1,45m), mức độ hẹp của khung xương chậu được đo đạt chính xác bằng các phương pháp y học hiện đại.
Lúc này, giải pháp duy nhất là bác sĩ phải tiến hành sinh mổ để lấy thai nhi ra.
Mẹ bầu mắc các bệnh mạn tính
Một số bệnh mạn tính như: bệnh tim, cao huyết áp, bệnh phổi… khiến cho mẹ bầu khi chuyển dạ không thể nào rặn đẻ được. Với tình trạng này thì hầu hết bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bầu được sinh mổ để tránh làm ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé.
Các nguyên nhân từ phía thai nhi
Thai to
Cân nặng trung bình của thai nhi Việt Nam là khoảng 3kg. Nếu thai nặng hơn 3,5 kg được xem là thai to. Khi thai to việc sinh bình thường sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu xét thấy khả năng rặn đẻ của mẹ hạn chế thì bác sĩ có thể chỉ định đẻ mổ cho mẹ bầu.
Thăm khám thai thường xuyên là cách để mẹ bầu phát hiện các bất thường trong thai kỳ.
Ngôi thai bất thường
Ngôi thai bình thường nằm ở tư thế đầu chúi xuống dưới để thuận lợi khi chui ra ngoài. Thế nhưng, một số thai nhi lại có tư thế bất thường như thai nằm ngược xoay chân xuống dưới hay nằm ngang… Lúc này mẹ không thể dễ dàng sinh trẻ ra được, cần có sự can thiệp của đội ngũ y bác sĩ.
Tình trạng thai suy
Thai suy có hai dạng mạn tính hay cấp tính. Nhưng khi thai nhi suy yếu, không đủ sức trong quá trình chuyển dạ thì có thể bị ngạt hay bị tử vong trong lúc sinh hay sau khi sinh. Lúc này thai nhi cần được đưa ra ngoài càng sớm càng tốt. Và sinh mổ là điều đương nhiên
Các nguyên nhân do phần phụ của thai
Các phần phụ của thai như rau thai, màng thai, nước ối, dây rốn… cũng có thể khiến thai nhi gặp nguy hiểm. Các trường hợp phổ biến như thiếu ối, rau tiền đạo, sa dây rốn… Lúc này sản phụ cũng cần có sự can thiệp cấp tốc của đội ngũ y bác sĩ.
Các bất thường xảy ra trong quá trình chuyển dạ
Chuyển dạ kéo dài
Thời gian chuyển dạ bình thường kéo dài khoảng 15 đến 16 giờ. Thế nhưng một số sản phụ lại có thời gian chuyển dạ kéo dài hơn mức này. Lúc này sản phụ khó có khả năng đủ sức để tiếp tục rặn đẻ nên cần được can thiệp bằng thuốc hay phẫu thuật để sinh được con ra.
Các rối loạn cơn co tử cung
Các cơn co thắt tử cung tạo thành động lực đẩy trẻ ra ngoài. Tuy nhiên, nếu nhịp co thắt quá mạnh hay quá yếu đều gây ra khó khăn trong việc sinh nở. Thường co thắt quá mạnh có thể gây ra suy thai hay vỡ tử cung. Ngược lại, các cơn cơ thắt yếu thì không đủ xung lực để đẩy trẻ ra ngoài làm kéo dài thời gian sinh hoặc bị liệt tử cung sau sinh.
Mẹ tròn con vuông là niềm hạnh phúc lớn nhất.
Các bất thường về mở cổ tử cung
Đế thai nhi có thể chui được ra ngoài, cổ tử cung của sản phụ phải mở rộng hết cỡ. Nhưng nếu cổ tử cung gặp các vấn đề bất thường mà không mở hết hay mở quá chậm thì có nguy cơ gây nguy hiểm cho thai nhi. Lúc này các y bác sĩ cần can thiệp để giúp mẹ và bé.
Các nguyên nhân gây khó sinh khá đa dạng và đôi khi không phải dễ nhận thấy. Để có thể chuẩn bị tốt tâm lý cũng như sự hỗ trợ cho mẹ lúc sinh nở được dễ dàng thuận lợi, việc phải thường xuyên thăm khám sức khỏe thai kỳ là cần thiết.
Ngoài ra, nếu có điều kiện hãy cố gắng chọn cơ sở y tế có điều kiện chăm sóc sức khỏe sản phụ tốt nhất để phòng cứu những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra khi mẹ lâm bồn.
Yeutre.vn (Tổng hợp)