Liệt kê 6 loại thực phẩm phẩm cấm kỵ đối với trẻ bị ho mẹ nào cũng cần nắm rõ

Khi trẻ bị ho ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng thật hợp lý cho bé để con nhanh hết bệnh. Bên cạnh đó để bé tránh các biến chứng, bố mẹ cần chú ý đến những cấm kỵ trong ăn uống dưới đây.

banner ads

Nguyên nhân gây ra tình trạng ho ở trẻ

nguyen nhan tre bi ho
Trẻ bị ho do nhiều nguyên nhân

Ho là tình trạng thường thấy ở trẻ nhỏ và có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tùy vào nguyên nhân, cha mẹ nên có cách xử trí phù hợp để nhanh chóng dứt điểm bệnh.

- Ho do nhiễm trùng

Cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng đường hô hấp,… có thể dẫn đến tình trạng ho kéo dài ở trẻ nhỏ. Bé bị cảm lạnh sẽ gây ho nhẹ đến vừa, cảm cúm tình trạng ho nghiêm trọng hơn và ho khan kéo dài. Đối với những bé bị bệnh viêm phế quản thường gây go vào ban đêm và tiếng thở khò khè.

- Hen suyễn

Hen suyễn cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ho kéo dài ở trẻ nhỏ. Một số trẻ có thể thấy ho tăng lên khi hoạt động thể chất nhiều, hoặc khi chơi. Điều trị hen phế quản tùy thuộc vào nguyên nhân gây hen, song cần tránh các yếu tố kích thích như ô nhiễm, khói, nước hoa...

- Ho gà

Bệnh gây ho liên tục, có tiếng rít khi trẻ thở. Các triệu chứng khác bao gồm sổ mũi, nhảy nước mũi và sốt nhẹ. Ho gà là bệnh dễ lây qua đường hô hấp nhưng có thể ngăn ngừa bằng vắcxin.

- Bệnh dị ứng, viêm xoang

Bệnh dị ứng, viêm xoang cũng gây ho kéo dài, ngứa ngáy, chảy nước mũi và mắt, đau họng. Trẻ cần đi khám bác sĩ để làm các xét nghiệm tìm ra chất gây dị ứng (thức ăn, phấn hoa, lông thú vật, bụi…) và nhận tư vấn cách phòng tránh bệnh. Nếu cần, bác sĩ có thể điều trị bằng thuốc chống dị ứng.

Thực phẩm cấm kỵ khi trẻ bị ho

Không ăn đồ lạnh

khong an do lanh
Hạn chế đồ lạnh cho trẻ khi ho

Khi trẻ bị ho tuyệt đối không nên cho bé ăn đồ lạnh hoặc uống các loại nước có ga. Theo Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi, mà ho phần lớn là do bệnh từ phổi gây ra.

Lúc này, nếu bé ăn uống các thực phẩm lạnh sẽ rất dễ gây ra tình trạng tắc khi ở phổi, khiến các triệu chứng ho càng nặng thêm.

Hạn chế ăn đồ tanh

Nhóm thực phẩm tanh như tôm, cua, cá cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn khi bị ho. Do tính tanh, dễ làm kích ứng hệ hô hấp của trẻ. Ngoài ra, một số trẻ bị dị ứng với protein trong tôm, cua, cá sẽ càng bị dị ứng nặng hơn nếu ăn khi đang bị ho.

Không ăn đồ dầu mỡ

khong an do dau mo
Không nên cho trẻ ăn đồ dầu mỡ

Các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ có chứa nhiều chất bép, khiến nóng trong người. Những món ăn dạng này thường khó tiêu, làm tăng thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa khiến trẻ càng mệt hơn. Bên cạnh đó, dầu mỡ khiến sinh ra nhiều đờm sẽ làm bệnh càng nặng hơn và lâu khỏi.

Không ăn đồ ăn ngọt

Các thực phẩm có vị béo, ngọt khiến cho cơ thể dễ bốc hỏa, làm triệu chứng ho nặng hơn. Đặc biệt những thực phẩm này còn làm sinh ra nhiều đờm, khó long đờm dẫn đến tình trạng ho kéo dài.

Thực phẩm cam, quýt, xoài, chuối

cam quyt chuoi
Thực phẩm cam quýt cũng nên hạn chế cho trẻ ăn

Các loại trái cây như cam, quýt, xoài, chuối là những món ăn rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, nếu trẻ đang bị ho cha mẹ cũng không nên cho bé ăn nhiều các loại quả trên. Bởi những loại quả này sẽ gây ra tình trạng rát cổ, kích thích cơn ho kéo dài. Ngoài ra, quả quýt còn chứa celluite khiến cơ thể sinh nhiệt và sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.

Thực phẩm bồi bổ

Nhiều cha mẹ thường quan niệm, khi con bị ho là cơ thể suy nhược cần dùng các loại thực phẩm bồi bổ, tăng cường thể lực. Tuy nhiên, khi trẻ bị ho nên dừng việc sử dụng các thực phẩm này để tránh việc bệnh kéo dài và khó chữa trị hơn.

Đối với trẻ bị ho, ngoài chế độ dinh dưỡng thật hợp lý, cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc cho bé khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng ho của bé dai dẳng, kéo dài và tăng nặng, cha mẹ nên đưa ngay tới bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI