Khoảng sáng sau gáy và nỗi ám ảnh kinh hoàng của mẹ bầu

Hầu như những mẹ mang thai cũng được dặn dò đi siêu âm lúc 12 đến 13 tuần tuổi và có nhiều câu chuyện đau khổ xung quanh khoảng sáng này.

banner ads

Vợ chồng ôm nhau khóc vì khoảng sáng lạ

Giống như bao cặp vợ chồng khác, vợ chồng chị Lê Thanh Hương trú tại Hà Đông, Hà Nội vui mừng vô bờ bến khi biết chị đang mang thai.

Khoảng sáng sau gáy của thai nhi xuất hiện từ tuần thứ 12- 14.

Chị Hương tâm sự hai vợ chồng chị cưới nhau hơn 1 năm mới có thai nên vợ chồng chị vui như bắt được vàng. Từ khi biết mình có thai, chị cẩn thận vì sợ ảnh hưởng đến em bé. Chồng chị lúc nào cũng huýt sáo vì sắp được làm bố. Cảm giác có một sinh linh bé bỏng trong bụng mình thật là hạnh phúc.

banner ads

Lần nào đi siêu âm, chồng chị cũng xin vào ngồi cùng vợ để nghe bác sĩ chỉ trỏ về em bé. Lần đó là 12 tuần 2 ngày, vợ chồng chị cũng đến siêu âm ở một phòng khám tư. Hai vợ chồng chị đang vui vẻ nhìn lên màn hình thấy em bé đang động đậy. Cảm giác như muốn chạy đến càng gần nhìn con càng tốt đã khiến anh chị không còn thấy được những gì bác sĩ đang căng thẳng nhìn.

Sau khi siêu âm xong, vợ chồng chị được bác sĩ dặn ra ngoài chờ lấy kết quả. Chị Hương mang tờ siêu âm sang phòng gặp bác sĩ tư vấn. Nhìn kết quả siêu âm, bác sĩ có vẻ trầm tư. Họ bắt đầu phân tích về các chỉ số siêu âm cho anh chị. Độ dày da gáy em bé của chị hương là 4mm đây là độ dày “báo động”. Anh chị run bần bật khi bác sĩ giải thích với chỉ số này, em bé sinh ra có nguy cơ rất cao bị mắc 1 trong 5 bệnh di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể là Down, Trisomy 13, 18, 21, bệnh tim bẩm sinh.

Vợ chồng chị Hương quyết định lựa chọn biện pháp chẩn đoán tiếp theo là sinh thiết gai rau, điều đó cho biết chính xác tới 99% tình trạng dị tật như thế nào. Nhưng khi nghe bác sĩ giải thích thủ thuật, để có được mẫu mô nhau thai, thì phải có cây kim xuyên thẳng từ bụng vào đến buồng tử cung, hoặc xuyên qua âm đạo, chị Hương đã hoảng sợ và gần như ngất đi. Nghĩ về con, chị cố bình tĩnh lại và để bác sĩ làm thủ thuật.

Trong thời gian chờ kết quả, vợ chồng chị như ngồi trên đống lửa. Chị Hương kể họ vào mạng và tìm các thông tin trên google. Càng tìm càng sợ, cảm giác về cái khoảng sáng sau gáy nó xuất hiện trong cả giấc mơ của chị. Có lúc, chị đã bật khóc vì sợ và càng tối nào chị cũng giật mình trong giấc mơ.

Chồng chị luôn đổ lỗi tại anh hay rượu chè, hút thuốc rồi đủ kiểu. Chưa lúc nào vợ chồng chị rơi vào hoảng loạn như thế. Rồi một tuần cũng qua đi. Chị Hương đến nhận kết quả sinh thiết gai nhau thì em bé hoàn toàn bình thường, nghĩa là con chị không bị bất cứ một căn bệnh nào đáng sợ như trên.

Đến 17 tuần, chị siêu âm thêm và tim thai của bé hoàn toàn bình thường. Vậy là vợ chồng chị thở phào đến ngày chào đón cô con gái đầu lòng. Bé sinh ra nặng 3,4 kg, da trắng hồng hào. Đến nay bé đã 2 tuổi và ám ảnh về câu chuyện khoảng sáng sau gáy vẫn cứ đè nặng vợ chồng anh chị. Một câu chuyện thật đáng sợ.

Có cần siêu âm khoảng sáng sau gáy

Bác sĩ Trần Văn Phúc – Khoa Chẩn đoán Hình ảnh Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội cho biết khoảng sáng sau gáy là lớp dịch mỏng dưới da gáy của em bé. Nó nhìn thấy và đo được trên siêu âm. Thời gian siêu âm đo khoảng sáng sau gáy bắt đầu từ tuần thứ 11 đến hết tuần thứ 13 (hoặc tương ứng với chiều dài đầu mông từ 45mm – 84mm).

Đo khoảng sáng sau gáy giúp chẩn đoán sớm dị tật bẩm sinh gồm: Hội chứng Down, Hội chứng Trisomy 13, 18, 21; bệnh tim bẩm sinh.

Dưới 2,5mm: Được coi là sinh lí bình thường. Những trường hợp có yếu tố nguy cơ (tuổi mẹ cao, tiền sử gia đình…) thì cần phải kết hợp với xét nghiệm Double Test để quyết định thăm khám xâm nhập khi có nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể.

Từ 2,5 – 3,5mm: Cần phải theo dõi, kết hợp Double Test để chẩn đoán sớm, trường hợp nghi ngờ cần chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau sớm. Trên 3,5mm: Khuyến cáo nên chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau để chẩn đoán.

Thông thường ở độ tuổi thai từ 11- 14 tuần và chính xác nhất là vào thời điểm 12 tuần, bác sĩ sẽ làm siêu âm thai 4 chiều để phát hiện dị tật của thai nhi, và quan trọng ở tuổi thai này là đo khoảng sáng sau gáy. Kết quả đo khoảng sáng sau gáy có thể cho biết sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần thiết phải đo khoảng sáng sau gáy thai nhi lúc mang thai.

Theo PNO

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI