Khi nào cho bé ăn dặm để không ảnh hưởng đến sức khỏe của con

Con bạn 5 tháng tuổi và có dấu hiệu muốn ăn thêm nhưng theo khuyến cáo chung, trẻ từ 6 tháng tuổi mới bắt đầu cho làm quen với thức ăn dặm. Vậy khi nào cho bé ăn dặm là thích hợp hơn cả?

banner ads

Trong các khuyến cáo về việc chăm sóc trẻ trong năm đầu đời đều chỉ rõ trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức ra nên bắt đầu tập làm quen với các nguồn thực phẩm bên ngoài với cấu trúc dạng rắn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Tuy nhiên, nhiều mẹ khi thấy con mình có dấu hiệu thèm ăn thường rất sốt ruột muốn cho ăn trước.

Lý do bé phải đợi đến 6 tháng để bắt đầu làm quen với thức ăn dạng rắn

be an dam
Nếu bạn biết chắc con mình đói và thực sự bé có dấu hiệu cần được cho ăn trước 6 tháng, việc tập cho bé ăn dặm cũng có thể chấp nhận được

Lời khuyên của các chuyên gia đều có cơ sở khoa học dựa trên những đặc điểm giải phẫu và sinh lý của trẻ. Nếu bạn đợi cho đến khi bé 6 tháng tuổi, việc ăn dặm của bé sẽ tránh được những nguy cơ:

- Nhiễm trùng hoặc ngộ độc thực phẩm vì hệ thống tiêu hóa của bé đã trưởng thành hơn

- Phản ứng không tốt với thực phẩm, chẳng hạn như bị dị ứng vì hệ thống miễn dịch của bé đã mạnh mẽ hơn.

banner ads

Tuy nhiên, mỗi bé có một nhu cầu dinh dưỡng và mức độ phát triển rất riêng biệt. Nếu bạn biết chắc con mình đói và thực sự bé có dấu hiệu cần được cho ăn trước 6 tháng, việc tập cho bé ăn dặm cũng có thể chấp nhận được. Do đó, tùy vào mỗi trẻ nhỏ để biết khi nào cho bé ăn dặm là hợp lý nhất mẹ nhé! Quan trọng hơn cả, mẹ phải dựa trên nhu cầu của con, không theo ý muốn cá nhân của mẹ.

Các loại thực phẩm không nên cho bé ăn dặm trước 6 tháng dùng

Bộ Y tế khuyến cáo các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn cho đến khi bé được 6 tháng tuổi. Lý do là vì sau 6 tháng, sữa mẹ sẽ không cung cấp đủ cho tất cả mọi nhu cầu dinh dưỡng mà bé cần, đặc biệt là sắt.

khi nao cho be an dam
Khi bé đã sẵn sàng cho việc ăn thêm các thức ăn dạng rắn, mẹ hãy sẵn sàng cho bé được làm quen với những thực phẩm dạng rắn đầu tiên nhé!

Nếu bạn đang cho bé bú sữa công thức, không cần quá cứng nhắc trong việc theo dõi xem khi nào cho bé ăn dặm sẽ hợp lý. Khi bé đã sẵn sàng cho việc ăn thêm các thức ăn dạng rắn, mẹ hãy sẵn sàng cho bé được làm quen với những thực phẩm dạng rắn đầu tiên nhé!

Nếu bạn đang có kế hoạch cho bé làm quen với thức ăn dạng rắn đầu tiên của mình từ giữa tháng 4 đến tháng 6, bạn nên quan sát kỹ lưỡng các dấu hiệu bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm nhé!

Nếu đã quyết định được khi nào cho bé ăn dặm tốt nhất, bạn cũng cần chú ý đến những thực phẩm sẽ cho bé làm quen. Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn không nên cho bé ăn khi tuổi ăn dặm bắt đầu trước 6 tháng vì nguy cơ dị ứng thực phẩm rất cao:

sua bo khong dung cho tre an dam
Sữa hò có thể gây dị ứng nặng cho trẻ dưới 1 tuổi

- Sữa bò và các sản phẩm sữa;

- Bất cứ thực phẩm nào có chứa gluten, chẳng hạn như: bánh mì, bánh quy hoặc sản phẩm lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen hoặc yến mạch;

- Trái cây và nước trái cây;

- Cá và các loài loại hải sản có vỏ

- Trứng.

Muốn an tâm hơn, bạn có thể gặp các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ gia đình để xin ý kiến. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn muốn cho bé tập ăn dặm quá sớm khi vẫn chưa đến lúc phải cai sữa.

Thậm chí nếu bạn bắt đầu cai sữa cho bé từ 6 tháng, có một số loại thực phẩm không thể đảm bảo an toàn cho bé cho đến khi bé lớn hơn, chẳng hạn như mật ong, tất cả các loại hạt hoặc trứng dù được nấu chín kỹ.

Tóm lại, câu trả lời chung cho thắc mắc khi nào cho bé ăn dặm sẽ cụ thể theo nhu cầu dinh dưỡng của mỗi bé. Tuy nhiên, việc cho bé ăn gì trong giai đoạn tập ăn dặm sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, muốn đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho bé, nhất thiết mẹ phải tìm hiểu rất kỹ về thời gian cho ăn, cấu trúc món ăn và bản thân các thực phẩm dùng để chế biến món ăn nhé!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI