1. Kể chuyện cho bé 4 tuổi mang lại nhiều lợi ích
1.1. Kể chuyện cho bé 4 tuổi giúp phát triển khả năng nhận thức của trẻ
Trẻ con vô cùng tò mò muốn khám phá môi trường xung quanh của mình. Kể chuyện cho bé 4 tuổi giúp con hình thành những nhân cách tốt. Con cũng nhờ đó dễ dàng nhận biết cảm xúc và suy nghĩ của người khác theo hướng tích cực. Những tình huống thực tế trong cuộc sống cũng được trẻ tiếp thu và giải quyết tinh tế hơn.
1.2. Kích thích trí tượng của trẻ
Khi nghe kể chuyện, trẻ sẽ tưởng tượng các nhân vật, nội dung cốt truyện, các ngữ cảnh diễn ra trong truyện... Những hình ảnh nhân vật sẽ được trẻ vẽ ra trong đầu theo trí tưởng tượng của chúng. Kể chuyện còn giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo và giúp chúng hình thành những ý tưởng mới.
1.3. Tăng cường trí nhớ của trẻ
Kể chuyện cho bé 4 tuổi là một trong những cách tốt nhất giúp tăng cường trí nhớ của trẻ. Khi bạn kể cho bé một mẩu chuyện, bạn có thể yêu cầu bé kể lại một vài chi tiết hoặc đặt câu hỏi để kiểm tra khả năng tiếp thu của bé. Như thế con sẽ nhớ lâu hơn, điều này cũng giúp con tăng cường trí nhớ lẫn tập trung.
1.4. Cải thiện các kỹ năng sống cho trẻ
Thông qua việc kể chuyện, trẻ có thể học cách lắng nghe người khác nói một cách kiên nhẫn. Trẻ còn có thể hiểu suy nghĩ của người khác và tiếp thu ý kiến của họ. Kể chuyện còn là cách để bố mẹ dạy cho trẻ nhiều điều thú vị của thế giới xung quanh mà trẻ chưa bao giờ khám phá trước đó.
Kể chuyện cho bé 4 tuổi mang lại rất nhiều lợi ích, điển hình như những điểm nổi trội đã được đề cập ở trên. Vậy nên bố mẹ hãy tận dụng cơ hội kể chuyện cho bé nhé. Bố mẹ có thể bắt đầu ngay hôm nay nếu như trước đây chưa thực hiện. Hãy tham khảo những mẩu truyện đặc sắc dưới đây, chắc chắn khởi động việc kể chuyện cho bé sẽ rất thuận lợi.
2. Top 5 mẩu truyện đặc sắc bố mẹ có thể kể cho bé 4 tuổi nghe
2.1. Truyện “Sự tích cây vú sữa”
Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé mồ côi cha từ nhỏ nên rất được mẹ cưng chiều. Một hôm cậu không nghe lời mẹ nên bị mẹ la mắng. Cậu vùng vằng bỏ nhà ra đi và bỏ mặc mẹ của cậu đau buồn và mong ngóng cậu trở về.
Cậu la cà khắp nơi và bị lạc đường lúc nào không hay. Đến lúc cảm thấy sợ hãi và đói bụng, cậu mới nhớ đến mẹ. Cậu lang thang khắp nơi và vật vả với cơn đói rất khổ sở. Mẹ của cậu ngày ngày ra cổng mòn mỏi chờ con trở về nhưng mãi chẳng thấy con đâu. Vì quá kiệt sức và đau buồn nên bà đã gục xuống và hóa thành một cây xanh.
Ngày ngày trôi qua, cậu bé lân la tìm đường về nhà. Về đến nhà, cậu khản tiếng gọi mẹ nhưng không có ai trả lời. Cậu chỉ nhìn thấy một cây xanh tươi tốt. Cậu tựa vào gốc cây và òa khóc nức nở vì hành động của mình.
Lạ lùng thay, cây xanh bỗng run rẫy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh rồi chín. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.
Cây rung rinh cành lá, thì thào: “Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”. Cậu òa khóc và ôm lấy thân cây xù xì, thô ráp vì giờ đây mẹ đã không còn nữa. Cậu bé ân hận và kể lại chuyện của mình cho mọi người nghe. Ai cũng thích loại trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây vú sữa.
Thông qua câu chuyện, bố mẹ có thể dạy bé ý nghĩa của sự vâng lời và hiếu thảo. Khi giáo dục trẻ, một trong những vấn đề khó khăn nhiều cha mẹ gặp phải là dạy con biết vâng lời. Kết hợp kể chuyện chính là một trong những cách dạy trẻ biết vâng lời rất hiệu quả mà chúng ta nên áp dụng. Một câu chuyện ví dụ điển hình như Sự tích cây vú sữa sẽ khiến bé nhớ lời chúng ta dạy một cách sâu sắc hơn.
2.2. Kể chuyện cho bé 4 tuổi nghe với truyện “Rùa và Thỏ”
Ngày xửa ngày xưa, các con vật trong rừng tổ chức hội thi thể dục thể thao. Loài thi nhảy xa, loài thi nhảy cao, thi bơi. Thỏ vốn có tài chạy nhanh nên hào hứng đăng ký tham gia thi chạy.
Cùng lúc đó, Thỏ nhìn thấy Rùa chậm chạp bò tới để đăng ký dự thi. Thỏ cười khẩy: “Rùa mà cũng đăng ký dự thi chạy hay sao? Đi còn chậm như sên thì thi thố cái gì”. Rùa nói: “Ai bảo tôi không thể tham gia? Anh với tôi cứ chạy thi xem ai hơn ai?”. Thỏ bật cười “Thi chạy nhanh nhé”. Rùa đáp: “Được thôi”. Cuối cùng Thỏ và Rùa cũng bắt đầu tham gia cuộc thi.
Hiệu lệnh vừa dứt, Thỏ xuất phát thật nhanh và vượt xa Rùa một quãng đường rất xa. Thỏ nghĩ rằng mình chắc chắn là người chiến thắng nên tung tăng hái hoa bắt bướm, không hề lo lắng gì và tựa vào gốc cây ngủ một giấc thật say. Trong lúc đó, Rùa vẫn bình tĩnh và cố gắng nhích từng bước nặng nhọc.
Đến lúc Rùa gần chạm đích thì Thỏ mới giật mình tỉnh giấc. Lúc đó đã quá muộn, dù chạy hết sức thật nhanh nhưng Rùa đã chạm đích và phần thắng đã thuộc về Rùa.
Ý nghĩa của câu chuyện dành cho bé khá hay. Ví dụ, thông qua câu chuyện, bố mẹ có thể chia sẻ cho bé về sự chăm chỉ, không lười biếng hoặc chê cười bạn.
2.3. Truyện “Cún con đi lạc” rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ
Ngày xưa, có một cậu bé bị mất chú cún con yêu quý của mình. Cậu đã tìm kiếm khắp nơi nhưng vẫn không tìm thấy nó. Cậu bé rất buồn và không nản chí để kiếm tìm chú cún của mình từ sáng đến tối.
Mặc dù đã tìm kiếm khắp nơi nhưng cậu bé vẫn không tìm thấy. Khi thấy anh hàng xóm đang ngồi bên hiên nhà, cậu đến gần để chúc ngủ ngon và sẵn tiện hỏi thăm xem anh này có nhìn thấy cún con của mình ở đâu không.
- Anh Tí ơi, em đang đi tìm con cún của em bị lạc, anh có thấy nó ở đâu không? Em đã tìm nó khắp nơi từ sáng đến giờ.
- Ah! Anh có thấy một con cún đang nằm ngủ ở đằng kia kìa. Anh không biết cún đó do em nuôi nên không báo em biết.
Câu chuyện ngắn gọn và khá gần gũi, ý nghĩa khích lệ bé luôn kiên nhẫn thì sẽ có kết quả.
2.4. Kể chuyện “Chú chồn lười học” tạo cho trẻ hứng thú học tập trong tương lai
Ngày xưa, có một chú chồn mướp sống ở khu rừng thông. Chồn mướp là con một nên luôn được bố mẹ nuông chiều. Đã đến tuổi tới trường nhưng chồn mướp mải ham chơi không chịu học hành. Ai khuyên bảo gì thì chồn mướp cũng để ngoài tai.
Một hôm, chồn mướp mải đuổi bắt bướm nên lạc vào rừng sâu lúc nào không hay. Chú hoang mang và sợ hãi không biết đường về, rất may chú nhìn thấy một bản đồ chỉ đường. Chồn mướp loay hoay chăm chú nhìn vào bản đồ nhưng đáng tiếc là chú không biết đọc nên không biết làm thế nào.
Chồn mướp quá hối hận vì đã không chịu khó học hành. Đúng lúc đó, bác sư tử xuất hiện, chồn tưởng mình sắp bị ăn thịt nên quỳ lạy xin tha mạng. Bác sư tử bảo: “Ta chỉ muốn giúp cháu thôi, vì cháu không biết chữ chứ gì?” Chồn gật đầu. Sau khi được bác sư tử khuyên răn và chỉ đường, chồn mướp đã tìm được đường về nhà. Chú rất mừng và quyết tâm từ nay sẽ học hành chăm chỉ.
Ý nghĩa câu chuyện khích lệ bé chăm chỉ siêng năng. Nhất là với các bé 4 tuổi chuẩn bị đi học, đây sẽ là câu chuyện khiến bé cảm thấy việc đi học là chuyện bé nên làm không lười biếng hoặc sợ hãi.
2.5. Truyện “Chú bé chăn cừu” dạy cho trẻ một bài học đáng nhớ
Ngày xưa, có một chú bé chăn cừu đang trông đàn cừu cách làng không xa. Chú được dân làng căn dặn nếu thấy chó sói thì phải gọi họ đến ngay kẻo sói ăn thịt bầy cừu. Ngày ngày chú bé chỉ biết chăm ngắm đàn cừu của mình để làm sao cho đàn cừu luôn an toàn và không bị lạc. Một ngày kia chú bé thấy việc chăn cừu trở nên nhàm chán nên nảy ra một trò chơi cho đỡ buồn.
Chú ráng sức hét thật to: Có sói! Có sói! Bởi chú biết dân làng sẽ chạy đến ngay. Dân làng nghe tiếng kêu bỏ cả việc làm và tức tốc chạy đến nhưng chẳng có con sói nào cả, họ chỉ thấy một chú bé ôm bụng cười ngặt nghẽo. Họ nhận ra là họ đã bị lừa nên tỏ ra giận dữ trước cậu bé. Ngày hôm sau, chú bé lại tiếp tục trò chơi này với dân làng. Cả hai lần mọi người đều hết sức khó chịu.
Vài ngày sau, khi chú bé đang trông chừng đàn cừu, một con chó sói thật tiến gần cậu bé và đàn cừu. Khi chú bé nhìn thấy con sói, cậu lập tức hét to “Chó sói! Chó sói!. Nhưng lần này chẳng ai tới giúp chú bé chăn cừu. Dân làng nghĩ rằng thằng bé lại giở trò nói dối lần nữa. Buồn thay, chú bé không thể chống lại con sói nên sói dễ dàng tấn công đàn cừu.
Kể từ đó, chú bé chăn cừu học được hai bài học quý giá. Đó là không nên kêu gọi sự giúp đỡ nếu bạn không thật sự cần và nếu bạn nói dối, mọi người sẽ chẳng tin bạn ngay cả khi bạn nói sự thật.
Câu chuyện dạy bé học được sự trung thực thẳng thắn và không nói dối. Nói dối là không tốt và thậm chí đôi khi để lại hậu quả khó lường.
Kể chuyện cho bé 4 tuổi góp phần giúp con phát triển khả năng nhận thức, ngôn ngữ, biểu cảm, trí tưởng tượng, tăng cường trí nhớ. Bên cạnh đó còn giúp cải thiện các kỹ năng xã hội. Thêm nữa, việc kể chuyện này còn giúp bố mẹ và con có cơ hội gắn kết tình cảm với nhau sâu sắc hơn. Bởi thế, bố mẹ hãy bắt đầu kể chuyện cho bé ngay hôm nay nhé!
Thảo Hiền