Hướng dẫn mẹ xử lý nhanh trẻ ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công. Việc xử lý nhanh, đúng, kịp thời sẽ giúp trẻ mau lành bệnh, phòng được nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

banner ads

1. Dấu hiệu trẻ ngộ độc thực phẩm

51707-trieu-chung-ngo-doc-thuc-an-o-tre-em1.jpg

Trẻ đau bụng quằn quại khi bị ngộ độc

- Khi bị ngộ độc mãn tính, trẻ sẽ không có dấu hiệu rõ ràng và không phát tác ngay sau khi ăn. Do chất độc sẽ tích tụ ở các bộ phận trong cơ thể, sau một khoảng thời gian nhất định mới phát tác và ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất. Dạng ngộ độc này chính là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm tiềm ẩn như ung thư chẳng hạn.

- Đối với ngộ độc cấp tính, dạng ngộ độc này có biểu hiển rõ ràng như: phát tác sau này khi ăn hoặc 1 giờ sau khi ăn. Trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, hoa mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài, phân hôi, lỏng.

banner ads

2. Mẹ xử lý thế nào khi trẻ bị ngộ độc?

Khi trẻ bị ngộ độc, nếu chưa thể đưa trẻ đi bệnh viện hoặc trong quá trình đưa đi bệnh viện, mẹ nên tìm cách tống vi khuẩn, chất độc trong cơ thể trẻ ra ngoài bằng cách:

51706-6-cach-don-gian-lam-giam-kho-chiu-do-ngo-doc-thuc-pham1465384006.jpg

Trẻ ngộ độc thực phẩm cần xử lý nhanh

- Nếu trẻ ngộ độc trước 6 giờ, lúc này, chất độc chưa ngấm nhiều vào cơ thể mẹ có thể kích thích họng để gây nôn cho trẻ. Mẹ rửa tay sạch ngoáy họng hoặc cho trẻ uống nước muối ấm để kích thích nôn. Khi gây nôn, mẹ lưu ý cho trẻ nằm đầu thấp, nghiêng về một bên rồi móc họng để trẻ nôn hết. Tuyệt đối không cho trẻ nằm ngửa vì có thể khiến thức ăn sặc lên mũi, xuống phổi rất nguy hiểm.

- Nếu trẻ ngộ độc sau 6 giờ, lúc này chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể, mẹ cần sử dụng các loại thực phẩm như bột mì, bột gạo, lòng trắng trứng gà, nước cháo để ngăn chặn sự hấp thu chất độc ở dạ dày, ruột.

Cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra nguyên nhân gây ngộ độc và có phác đồ điều trị kịp thời.

Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ uống từng ngụm nước dừa để làm sạch dạ dày, đường ruột và bù nước cho trẻ. Do khi bị ngộ độc, trẻ thường nôn ói, tiêu chảy nên sẽ mất nước, khát nước, việc bù nước lúc này rất cần thiết. Mẹ chỉ nên cho trẻ uống từng ít một, không được uống nhiều trong một lần uống để tránh tình trạng tiêu chảy nặng.

3. Có nên xử dụng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ?

Khi ngộ độc thực phẩm, trẻ thường có biểu hiện tiêu chảy. Một số phụ huynh tự mua thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ để hạn chế tình trạng mất nước ở trẻ. Điều này rất nguy hiểm vì có thể khiến phân không ra ngoài được, chất độc ứ lại trong cơ thể và phát tán khắp bộ phận. Việc sử dụng thuốc cầm tiêu chảy phải có chỉ định của bác sĩ và không được tùy tiện sử dụng.

Nếu trẻ đi ngoài, mẹ lưu ý cho trẻ bù nước ngay sau đó (nước cháo, nước cam, nước dừa, nước oresol) là được.

Khi trẻ có dấu hiệu tiêu chảy nặng, đi ngoài ra máu, bỏ bú, bỏ ăn, nôn ra màu vàng, xanh thì cần cho trẻ đi bệnh viện ngay.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI