Hướng dẫn cách tập cho bé dưới 3 tuổi thói quen đi vệ sinh hiệu quả

Học cách sử dụng nhà vệ sinh là một bước quan trọng trong cuộc đời của trẻ dưới 3 tuổi. Một số bé mới biết đi có sự nhạy bén thông minh nên học rất nhanh, trong khi một số khác lại cần sự kiên nhẫn và hỗ trợ rất nhiều từ cha mẹ. Vậy làm thế nào để tập thói quen đi vệ sinh cho bé hiệu quả đây? Các mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

banner ads

Đừng tập cho bé đi vệ sinh quá sớm, thường thì đến 2 tuổi trẻ mới có khả năng nhận biết và phản ứng lại với những dấu hiệu muốn đi vệ sinh, như là cảm giác đầy bàng quang và muốn "cho ra". Việc ép bé tập đi vệ sinh quá sớm chỉ khiến bạn dễ nản lòng, con thì khó chịu vì không thể làm hết được những gì bạn yêu cầu. Một đứa trẻ dưới 3 tuổi thường đi vệ sinh vào ban ngày tốt hơn là buổi tối nên đa số các bé đều có hiện tượng tè dầm. Hãy nhớ rằng, con bạn sợ bóng tối, và việc đi vệ sinh vào ban đêm thực sự là một thử thách vô cùng lớn với bé.

1. Giảm bớt căng thẳng của bé khi bắt đầu tập đi vệ sinh

be ngoi bo 1
Khi tập bé đi vệ sinh, đừng gây cảm giác áp lực, căng thẳng, hoặc sợ bị trừng phạt.

Việc huấn luyện bé đi vệ sinh tốn nhiều thời gian, do đó hãy giữ thái độ thoải mái nhất có thể. Nếu bạn xem việc đi vệ sinh của con như là một cách để trừng phạt hoặc kỷ luật con vì đã lỡ “tè, ị”, thì nghĩa là bạn đang bắt đầu một cuộc chiến không bao giờ thắng được, thậm chí làm trì hoãn việc tập cho con biết cách đi vệ sinh vì luôn khiến con cảm thấy lo lắng, không vui mỗi khi vào nhà vệ sinh.

2. Khi nào thì bé sẵn sàng tập đi vệ sinh?

Hãy tiếp tục dùng tã lót cho con đến khi bạn nhận thấy được những dấu hiệu sẵn sàng bắt đầu tập đi vệ sinh, bao gồm:

  • Độ tuổi sẵn sàng - Trẻ thường cần ít nhất từ 18 tháng đến 3 năm để đủ chín chắn và nhận biết được sự sẵn sàng muốn đi vệ sinh của bản thân.
  • Hứng thú khi nhìn theo người khác đi vào nhà vệ sinh  - Một trong những dấu hiệu sẵn sàng tập đi vệ sinh của trẻ là sự tò mò trong việc nhìn theo những người khác đi vệ sinh. Các chuyên gia giáo dục trẻ em khuyên rằng, sẽ rất có ích nếu đứa trẻ được tạo cơ hội nhìn thấy cha mẹ hoặc anh chị em lớn hơn sử dụng nhà vệ sinh - dù điều này ban đầu sẽ hơi lúng túng, nhưng nó gợi sự tò mò ở trẻ.
  • Giữ tã lót khô thoáng  - Tã lót của bé vẫn khô suốt 2 tiếng đồng hồ, điều này cho thấy trẻ đã có khả năng lưu giữ nước tiểu lại ở bàng quang. Nhất là khi tã của bé yêu vẫn còn khô từ lúc bé ngủ trưa đến khi thức dậy, thì đây là tín hiệu đáng mừng để cha mẹ bắt đầu hướng dẫn bé tập đi vệ sinh rồi đó.
  • Không thích dùng tã lót nữa - Trẻ có thể nói hoặc thể hiện mình không thích/ không muốn mang tã lót nữa, hoặc cố gắng tự loại bỏ tã ra - nhất là khi tã bẩn rồi.
  • Tự nhận biết nhu cầu muốn đi vệ sinh  - Trẻ có thể nói với bạn được rằng bé đang "tè", hoặc báo lại ngay sau đó. Còn nếu bé nói với bạn trước khi biết mình sắp "tè" thì không nghi ngờ gì nữa, bé con đã sẵn sàng tập sử dụng nhà vệ sinh rồi đó!
  • Sự chú ý   và ngồi yên lâu tại một vị trí  - Khi nhận thấy trẻ bắt đầu có khả năng ngồi ở một vị trí trong từ 2 đến 5 phút thì các mẹ có thể tập cho con vào nhà vệ sinh được rồi nhé!

3. Nên tập cho bé ngồi bô hay dùng bồn cầu trong nhà vệ sinh?

be ngoi bo
Hãy quyết định xem nên tập bé ngồi bô hay dùng bồn cầu nhà vệ sinh.

Bạn phải quyết định xem muốn cho con mình sử dụng nhà vệ sinh hay dùng bô với gợi ý dưới đây:

  • Một số trẻ rất sợ vào nhà vệ sinh, do đó, tốt nhất là tập cho bé ngồi bô ở một góc cố định trong nhà. Nhất là mỗi lần đi chơi bên ngoài, bạn cũng cần mang theo cả bô cho bé nữa đó!
  • Bô có thể được đặt ở bất cứ đâu trong nhà hoặc nếu gia đình có oto riêng thì có thể đặt thêm một chiếc bô cho bé trong xe.
  • Với những bé sẵn sàng sử dụng được nhà vệ sinh thì bạn cần tìm một thiết bị hỗ trợ bồn cầu để bé ngồi vừa tầm và kích cỡ còn nhỏ bé của mình. Khi đã quen với cảm giác ngồi bồn cầu, bé sẽ phát triển khả năng tự giác đi vệ sinh của mình hơn.
  • Đôi khi, bạn có thể khuyến khích bé sử dụng đồng thời nhà vệ sinh và bô, nếu bé sợ, hãy đi cùng bé để bé yên tâm và quen dần cảm giác dùng bồn cầu nhé.

4. Những bước chuẩn bị tập cho bé đi vệ sinh

Hãy thử các gợi ý sau nhé:

banner ads
  • Chọn một số từ ngữ thống nhất mà bạn sẽ sử dụng trong suốt quá trình tập cho bé đi vệ sinh - như là " đi tè, đi tiểu, đi bô" .
  • Chọn thời điểm thích hợp bắt đầu nói chuyện với con về việc tập đi vệ sinh, cụ thể, bạn cần nói cho con hiểu khi vào nhà vệ sinh thì bạn làm những gì, có thể cho bé quan sát theo từng hành động của bạn luôn để gợi sự tò mò.
  • Nói với con rằng nếu con tập đi vệ sinh thì sẽ không cần phải mặc tã lót nữa, và nếu con bạn là một đứa trẻ sợ mang tã đến "phát bệnh" thì điều này chẳng khác nào một động lực vô cùng lớn lao và đầy quyền năng đó!
  • Hãy khuyến khích con ngồi bô mỗi khi thấy bạn đi vào nhà vệ sinh, để bé quen dần với việc gắn kết giữa " đi vào nhà vệ sinh " và " đi tè, đi bô, đi tiểu ".
  • Và một nguyên tắc lớn nhất là, hãy luôn thực hiện cùng con và đảm bảo rằng con bạn hiểu những gì bạn làm, bạn nói. Chẳng hạn, bạn có thể nói với con như: "Khi nào con muốn vào nhà vệ sinh thì tới nói mẹ nha, mẹ sẽ giúp con."

5. Bắt đầu quá trình tập bé đi vệ sinh

be ngoi bo 2
Hãy tập bé đi vệ sinh với thái độ kiên nhẫn và tạo không gian thoải mái, vui vẻ.
  • Ngừng sử dụng tã lót ban ngày cho con và thay vào đó, cho con mặc quần lót mỏng loại vải thoáng mát. Chỉ dùng tã vào ban ngày khi con ngủ.
  • Cho con mặc quần áo dễ xử lý, ví dụ như quần dài có dây nịt dẻo, đàn hồi, hạn chế dùng quần có nút hay khóa zip. Trong điều kiện thời tiết ấm hơn, có thể cân nhắc cho con mặc những loại quần áo không có đáy hoặc đáy dễ cởi nhanh khi ở nhà.
  • Nhắc nhở con nhẹ nhàng vào một số thời điểm cách đều cố định trong ngày để xem con có cần đi vệ sinh hay không, bên cạnh đó, nhớ đừng cằn nhằn bé yêu nha.
  • Không để con ngồi bô hoặc bồn cầu trong nhà vê sinh trong thời gian dài, vì điều này sẽ khiến một số bé cảm nhận như đó là hình phạt dành cho mình vậy.
  • Trước khi để con ngồi bô hoặc vào nhà vệ sinh, bạn cần lau sạch phần dưới cho bé trước, đồng thời dạy bé rửa sạch tay bằng xà phòng mỗi khi đi vệ sinh xong. Nếu bé ngoan ngoãn làm theo những điều này thì bé sẽ tuân thủ được thói quen tập đi vệ sinh rất nhanh. Mặc dù vẫn sẽ có một số "sự cố" ("tè", "ị đùn" ra quần) ngoài ý muốn, nhưng cha mẹ cần giữ kiên nhẫn. Thậm chí con mình không chịu ngồi bô hay vào nhà vệ sinh thì cũng đường ép buộc con, hãy đợi cho đến khi con sẵn sàng tập lại nhé.
  • Nếu trong 1 tuần trôi qua mà việc tập cho bé đi vệ sinh không thành công, hãy hoãn lại và thử lần nữa sau vài tuần.
  • Hãy khen ngợi những nỗ lực của bé và từng chút thành công mà bé làm được, đồng thời thưởng cho bé bằng những điều đơn giản như tặng con 1 bức ảnh động vật yêu thích chẳng hạn.
  • Hãy bình thường hóa với những "sự cố đi vệ sinh" của bé, đừng làm bé sợ, chẳng hạn như "À, không sao đâu con à, mẹ và con sẽ cùng giải quyết nó nha." Nhiều trẻ cảm thấy nản lòng hoặc buồn phiền vì mình lại gây "sự cố" khiến mẹ khó chịu, khi đó, hãy trấn an con rằng chuyện đó không quan trọng, và việc tập thói quen đi vệ sinh sẽ cần khoảng thời gian rất lâu, và bạn sẽ luôn ở bên cạnh bé để thực hiện cùng bé.
  • Đừng cố gắng tập cho con vào những thời điểm mà chính bạn hoặc con đang gặp căng thẳng, nhất là khi bạn vừa sinh thêm bé sau, hoặc bộn bề với công việc riêng của mình, vợ chồng căng thẳng...
  • Bạn cũng có thể sáng tạo ra một số cách giúp bé cảm thấy nhà vệ sinh là một nơi rất "vui vẻ" và thân thiện, như vừa hát vừa bước tới nhà vệ sinh, hoặc cùng nhau đọc một quyển sách khi con đang ngồi trên bô/ bồn cầu, tuy nhiên, đừng lạm dụng nhé!

6. Mẹo tập bé đi vệ sinh buổi tối

be ngoi bo
Khi tập bé đi vệ sinh, cần tránh gây áp lực hoặc khiến bé sợ bị phạt vì lỡ "gây sự cố ra quần".
  • Hãy tập cho bé đi vệ sinh vào một giờ cố định mỗi ngày như một thói quen gắn liền với thời gian ngủ buổi tối của bé.
  • Thường xuyên nhắc con dậy vào ban đêm xem con có cần đi vệ sinh không. Còn khi bé tự động dậy giữa đêm vì những lý do khác thì hãy hỏi con có muốn đi vệ sinh trước khi về giường ngủ lại không nhé.
  • Tránh gây áp lực hay trừng phạt con dù con có "gây sự cố đi vệ sinh" giữa đêm đi chăng nữa, còn khi đến sáng mà áo quần con vẫn khô ráo thì các mẹ đừng tiếc dành cho con những lời khen ngợi nha.

7. Những điều cần nhớ khi tập bé đi vệ sinh

Con của bạn phải cần đến 18 tháng hoặc 3 năm mới đủ khả năng nhận biết nhu cầu muốn đi vào nhà vệ sinh của mình, do đó, chúng ta cần phải kiên nhẫn và tôn trọng con. Việc tập cho con đi vệ sinh là một kỹ năng hoàn toàn mới mẻ, hãy khen ngợi từng chút thành công dù nhỏ bé của con và giữ thái độ bình tĩnh, trấn an khi con "gây sự cố". Nào, cùng bắt tay thực hiện của bé yêu thôi, đừng để con một mình!

Trúc Nguyễn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI