1. Nói cám ơn, xin lỗi: Trẻ cần nói cám ơn với bất cứ ai dù là người lớn tuổi hay nhỏ tuổi khi họ làm giúp việc gì đó hoặc cho/tặng món đồ gì. Nếu bất kỳ lời nói, hành động nào của trẻ ảnh hưởng đến người khác, sẽ làm người khác không vui.
2. Biết chào mọi người: “Con chào bác/cô/chú/anh chị… ạ!” là câu nói cửa miệng trẻ cần biết khi gặp bất kỳ ai. Ba mẹ nên tập cho con mạnh dạn chào mọi người và không quên mỉm cười thân thiện khi gặp ai đó.
Dạy trẻ khách đến nhà nên tiếp đón nhiệt tình
3. Nhiệt tình đón tiếp khi khách đến nhà: Bất kể là người lớn tuổi hay nhỏ tuổi, bạn của ba mẹ hay là ai trong gia đình, trẻ cần đón tiếp nhiệt tình “Con mời cô/chú/bác/anh vào nhà chơi, uống nước… ạ”.
4. Không làm gián đoạn cuộc nói chuyện của người lớn: Khi người lớn nói chuyện, bé không được đột ngột chen ngang, làm gián đoạn, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp (những việc vượt quá tầm của bé, bé bị đau bụng/đầu, có người vào nhà…)
5. Mời người lớn trước khi ăn: Ba mẹ hãy chỉ cho bé cách mời người lớn trước khi ăn “Con mời ông bà, ba mẹ, anh Hai… ăn cơm!”. Phép lịch sự này sẽ làm bé trở nên đáng yêu hơn trong mắt mọi người.
6. Không chê bai, nói xấu, đùa cợt người khác: Đây là một trong những cách mà bé tôn trọng người khác cũng là để người khác tôn trọng con của bạn.
7. Chỉ ăn khi được cho phép: Trẻ con thường háu ăn và thường tự ý ăn món mình thích mà không xin phép người lớn. Bạn hãy dạy bé cách xin phép khi muốn ăn món gì đó “ Con ăn cái này được không ba mẹ? Ba mẹ cho con ăn cái bánh này nhé?” .
Dạy trẻ lịch sự trong ăn uống
8. Lịch sự khi ngồi vào bàn ăn: Ba mẹ hướng dẫn cho bé tư thế khi ăn, sử dụng muỗng, nĩa hay không dùng muỗng gõ lên chén bát để tạo ra âm thanh…
9. Nói ra điều mình muốn: “ Con khát nước, con đói, con mắc tè…” là những câu nói thường gặp của trẻ con. Thay vì để con nói như vậy, ba mẹ hãy dạy con thể hiện điều mình mong muốn “ Con muốn uống nước, con muốn ăn, con muốn đi nhà vệ sinh… ”. Điều này sẽ giúp trẻ biết cách nhờ vả người khác.
10. Biết bắt tay :Ba mẹ nên dạy con về cách bắt tay sao cho đúng và nhớ là phải nhìn vào mắt người đối diện nhé.
11. Chúng mình chơi chung nhé: Khi chơi cùng các bạn, nếu bé không biết hòa đồng, chỉ muốn sở hữu món đồ chơi nào đó, cáu gắt, la hét sẽ làm bạn bè xa lánh. Vì vậy, bé hãy cùng chơi, chia sẻ với nhau.
12. Cái miệng nó xinh thế, chỉ nói điều hay thôi: Bé không được nói những từ bậy bạ, tiếng lóng, nói tục, chửi thề.
Không lục lọi đồ của người khác khi chưa được sự đồng ý
13. Không tự ý sử dụng đồ vật của người khác: Trẻ thường hiếu kỳ và thích khám phá những đồ vật của người khác. Ba mẹ hãy dạy con cách xin phép và chỉ khi nhận được sự đồng ý của người đó thì mới được sử dụng.
14. Nghề nào cũng là đáng quý:Trẻ dễ có suy nghĩ những người làm công an, giáo viên, bác sĩ… sẽ được mọi người yêu thích, tôn trọng hơn nhân viên bảo vệ, lao công, tài xế… Hãy nói với trẻ rằng nghề nào cũng cao quý, đống góp cho xã hội và trẻ cần kính trọng, lễ phép với mọi người.
15. Hỏi han người khác: Bạn hãy hướng dẫn trẻ cách chủ động hỏi han người khác khi gặp như: “ Cô/chú/bác/ông bà có khỏe không ạ/ Anh chị đang làm gì đấy ”… Đồng thời, nếu ai đó hỏi han trẻ, trẻ cần trả lời lịch sự.
16. Tránh nói quá to, làm phiền người khác: Nhất là khi trẻ đang chơi đùa hay đến thăm nhà người lớn.
17. Gõ cửa phòng người khác trước khi vào: Chỉ khi nào được đồng ý của người khác thì trẻ mới được vào phòng.
Dùng tay che miệng khi ngáp hoặc ho
18. Phép lịch sự che miệng: Đó là khi trẻ ngáp, ho, hắt xì, trẻ cần dùng khuỷa tay để che miệng.
19. Biết giúp đỡ người khác: Giúp ba mẹ dọn cơm, rót cho ông bà ly nước, phụ ba tưới cây, cầm cặp sách giúp bạn, giữ cửa cho người đi sau…
20. Chờ đến lượt: Hãy dạy cho con trẻ cách chờ đến lượt của mình khi đi mua sắm, vui chơi hay đến những nơi công cộng.
Yeutre.vn (Tổng hợp)