Hướng dẫn bà bầu xử lý nhanh khi bị chuột rút trong 3 tháng cuối thai kỳ

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, bà bầu thường xuyên bị chuột rút và cảm thấy vô cùng mệt mỏi, bất tiện. Vì sao bà bầu thường xuyên bị chuột rút cuối thai kỳ và làm thế nào để giảm tải tình trạng này?

banner ads

1. Nguyên nhân gây chuột rút ở bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ

chuot rut
Bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ thường xuyên bị chuột rút

- 3 tháng cuối thai kỳ, thai phát triển mạnh và lớn nên tử cung buộc phải mở rộng để tạo chỗ cho em bé nằm, vì vậy các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng, làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chân đến tim. Điều này có thể dẫn đến đau nhức chân cho các bà bầu.

- Nguyên nhân có thể do mẹ bầu bị dư thừa phốt pho và canxi, magie hay kali làm rối loạn điện giả nên có thể gây ra tình trạng chuột rút.

- Cơ thể bị thiếu nước và không được bù kịp thời hoặc tuần hoàn máu trong cơ thể có xu hướng chậm lại và gây ra chứng chuột rút.

- Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

banner ads

2. Mẹo xử lý nhanh khi bị chuột rút trong 3 tháng cuối thai kỳ

mang bau
Mẹ nằm nghỉ thư giãn để giảm chứng chuột rút

Tử cung là một cơ quan tương đối nhỏ và được tạo thành từ các sợ cơ có khả năng co giãn. Khi tử cung tăng kích thước luôn gây ra sự khó chịu cho bà bầu, trong đó có hiện tượng chuột rút. Do đó, bị chuột rút không đáng lo ngại nhưng nó lại gây ra bất tiện vì đau cứng, khó chịu, thậm chí có thể gây ra tình trạng mất ngủ ở bà bầu.

Vì vậy, khi xuất hiện những cơn chuột rút, bà bầu có thể xử lý nhanh bằng cách:

- Các mẹ bầu nên kéo duỗi thẳng chân và nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân về phía cẳng chân, đồng thời các mẹ đừng quên nhấn mạnh phần cuối của bắp chân trên một mặt phẳng cứng.

- Nếu các mẹ bị chuột rút ở đùi thì có thể nhờ người khác dùng 1 tay đỡ gót chân để làm cho chân thẳng ra, nếu bị chuột rút ở bụng thì nên nằm thư giãn và xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị chuột rút.

- Một mẹo khác dành cho các mẹ là sử dụng đá. Các mẹ lấy 1 viên đá lạnh đặt lên vùng bị chuột rút, dần dần cảm giác đau sẽ biến mất. Sau khi đỡ đau, mẹ nên đi lại một chút để các cơn đâu nhanh chóng hết hẳn và lưu thông mạch máu.

Trong trường hợp bị chuột rút mà không hết, cơn đau tiếp diễn kèm theo đau và sưng chân, chạm vào có cảm giác nóng xung quanh thì nên đi khám, vì có thể bạn đang bị đông máu thay vì chuột rút. Riêng trong trường hợp chuột rút ở bụng cần chú ý vì đây có khả năng sảy thai. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ước tính 4 ca mang thai có hiện tượng chuột rút thì có một ca bị sảy thai. Do đó, để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, chị em nên đi khám sớm khi thấy dấu hiệu bất thường.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI