Trong bài viết này, bạn sẽ lần lượt được biết cách tự làm giá đỗ bằng vỏ hộp sữa, bằng khăn xô, bằng rổ nhựa, bằng lá tre và bằng chum vại. Cùng theo dõi nhé!
1. Làm giá đỗ bằng vỏ hộp sữa:
Chuẩn bị:
- Vỏ hộp sữa tươi 1-2 lít
- Đậu xanh
- Nước
Cách làm:
Các bước làm giá đỗ bằng vỏ hộp sữa.
Bước 1: Dùng 1 lít nước ấm khoảng 40 độ C để ngâm ngập phần đỗ xanh. Cứ mỗi 6 tiếng, bạn nhớ thay nước 1 lần và để qua đêm.
Bước 2: Đem tách tai vỏ hộp sữa hai bên sao cho hộp mở hẳn đường dán và đem rửa thật sạch.
Bước 3: Dùng vật nhọn đâm nhiều lỗ nhỏ dưới đáy vỏ hộp để thoát nước
Bước 4: Khi thấy hạt đỗ ngâm nước đã nứt vỏ, bạn cho tất cả vào vỏ hộp sữa và rửa sạch hộp dưới vòi nước.
Bước 5: Đặt hộp sữa ở nơi có nhiệt độ phòng (25-35 độ C) trong khoảng 4-5 ngày. Trong thời gian này, cứ mỗi sáng tối, bạn tưới nước 1 lần. Sau khi tưới nhớ chắt hết nước ra ngoài và kẹp kín miệng hộp.
Sau 5 ngày, giá đỗ tràn ra khỏi miệng hộp, bạn dùng kéo cắt hộp sữa và đổ giá ra ngoài như thế này.
Bước 6: Sau 5 ngày, giá đỗ tràn ra khỏi miệng hộp. Bạn dùng kéo cắt dọc một đường theo chiều dài hộp và đem giá có được rửa sạch lại với nước trước khi dùng.
2. Ủ giá đỗ bằng khăn xô, khăn lông:
Chuẩn bị:
- 1 chiếc khăn xô, khăn lông sạch
- Rổ nhựa có đế cao 2cm
- Đỗ xanh
- Nước
Cách làm:
Các bước làm giá bằng khăn xô
Bước 1: Rửa và ngâm đỗ xanh trong thau nước ấm khoảng 40 độ sao cho nước ngập mặt đỗ. Sau mỗi 6 tiếng, bạn thay nước một lần. Và sau 12 tiếng, đỗ đã nứt vỏ và nhú mầm. Lúc này, bạn lấy đỗ ra và xả với nước.
Bước 2: Lót 1 tấm khăn mỏng lên đáy rổ nhựa đã chuẩn bị sau đó rải đều đỗ xanh lên toàn bộ mặt khăn.
Bước 3: Dùng một khăn khác nhúng nước ướt và trùm lên mặt hạt đỗ. Cứ 4 tiếng, bạn lại nhớ dội nước lên khăn một lần. Trong thời gian không dội nước, nên đặt rổ đỗ vào chỗ tối.
Thành phẩm giá được làm bằng khăn xô
Sau 3 ngày, bạn có thể dùng giá tươi ngon do chính tay mình làm ra.
3. Làm giá đỗ bằng rổ nhựa
Chuẩn bị:
- 1 rổ nhựa thưa mắt
- 1 miếng vải trắng có độ thấm hút tốt (cotton) và kích cỡ tùy thuộc vào đường kính rổ nhựa bạn dùng. Nên nhớ chiều dài khăn phải gấp đôi đường kính rổ.
- 1 đĩa sứ có đường kính nhỏ hơn rổ và sâu lòng
Cách làm:
Bước 1: Bạn cũng thực hiện ngâm đậu qua nước ấm như 2 cách trên. Sau 12 tiếng, đậu nứt vỏ, bạn đem vớt đậu và rửa lại với nước.
Bước 2: Đem khăn thấm ướt nước và trải đều ½ lên mặt đáy rổ. Sau đó, rải đều đỗ xanh lên mặt khăn. ½ khăn còn lại dùng để úp toàn bộ phần đậu xanh này.
Bước 3: Úp đĩa sứ bao trọn toàn bộ phần đậu được trùm khăn và cho đậu uống nước mỗi ngày 3 lần. Mỗi lần uống, bạn lấy đĩa sứ ra và tưới nước vào.
Thành phẩm giá được làm bằng rổ nhựa
Sau 4 ngày, bạn đã có giá đỗ để dùng
4. Cách làm giá đỗ bằng rổ nhựa và lá tre
Chuẩn bị:
- Lá tre
- Rổ nhựa ( nên chọn bộ rổ có chậu đi kèm)
- Đĩa sứ có đường kính nhỏ hơn rổ
- Đỗ xanh
Cách làm:
Bước 1: Tương tự, bạn tiến hành ngâm đỗ như những cách trên.
Dùng lá tre lót mặt đáy rổ và sau đó rải đều đậu đã ngâm lên mặt lá.
Bước 2: Dùng lá tre lót mặt đáy rổ và sau đó rải đều đậu đã ngâm lên mặt lá.
Bước 3: Lót thêm một lớp lá tre phủ lên mặt đỗ.
Bước 4: Tiếp tục rải thêm một lớp đậu lên lớp lá tre thứ 2 và lót tiếp lớp lá tre thứ 3. Cứ lần lượt làm như thế cho đến phần đỗ. Lớp trên cùng, bao giờ cũng có lớp lá tre phủ lên.
Dùng đĩa sứ úp lên mặt rổ và dội nước toàn bộ như thế này.
Bước 5: Dùng đĩa sứ úp lên mặt rổ và dội nước toàn bộ. Trước khi đem ủ nên nghiêng rổ dốc hết nước ra ngoài và ủ trong bóng tối. Mỗi sáng, tối bạn tưới nước cho đỗ 1 lần. Khi tưới nhớ nhấc đĩa sứ ra khỏi.
Sau 3 ngày giá sẽ dài và sẵn sàng để bạn thu hoạch.
5. Cách làm giá đỗ với lá tre và chum/ vại
Chuẩn bị:
Các vật liệu chuẩn bị làm giá bằng lá tre và chum
- Chum/ vại
- Đỗ xanh
- Thanh tre
- Lá tre
Cách làm:
Bước 1: Tương tự, bạn tiến hành ngâm đỗ như những cách trên.
Bước 2: Dùng lá tre lót mặt đáy rổ và sau đó rải đều đậu đã ngâm lên mặt lá.
Lót thêm một lớp lá tre phủ lên mặt đỗ như thế này
Bước 3: Lót thêm một lớp lá tre phủ lên mặt đỗ.
Bước 4: Tiếp tục rải thêm một lớp đậu lên lớp lá tre thứ 2 và lót tiếp lớp lá tre thứ 3. Cứ lần lượt làm như thế cho đến phần đỗ. Lớp trên cùng, bao giờ cũng có lớp lá tre phủ lên.
Dùng thanh tre gài lên mặt chum
Bước 5: Dùng thanh tre gài lên mặt chum. Trước khi đem ủ nên dốc hết nước ra ngoài và ủ trong bóng tối. Mỗi sáng, tối bạn tưới nước cho đỗ 1 lần.
Giá được ủ trong chum sau 3 ngày
Sau 3 ngày giá sẽ dài và sẵn sàng để bạn thu hoạch.
6. Làm giá đỗ bằng tro trấu
Ủ giá đỗ bằng tro sẽ giúp giá đỗ mập, ngọt và mát. Đây là cách cho giá đỗ ngon nhất. Vì thế, nếu có dịp về quê, bạn nên xin một ít tro bếp được đun từ trấu. Nếu không có bạn cũng có thể dùng trấu để thay thế.
Chuẩn bị:
- Rổ dày và có chân đáy cao khoảng 30 cm
- Đỗ xanh
- Nước
Cách làm:
Bước 1: Ngâm đỗ xanh như các cách trên
Bước 2: Lót một lớp tro dày khoảng 3cm lên mặt đáy rổ và phun thấm ướt lên mặt tro Sau đó rải đều đỗ xanh lên mặt tro và ấn nhẹ để bề mặt phẳng.
Bước 3: Tiếp tục phủ một lớp tro khác (dày khoảng ½ lớp đáy) lên mặt đậu để giúp đậu nẩy mầm.
Bước 4: Phun sương lên mặt tro cho ẩm và đem đặt vào chỗ mát. Mỗi ngày chỉ cần phun thêm nước 1 lần do tro giữ ẩm tốt hơn những vật liệu khác.
Giá đỗ được ủ bằng tro trấu
Sau 3 ngày, bạn có thể gặt hái thành quả.
Những điều cần lưu ý nếu muốn có giá đỗ ngon
– Đậu ta hạt nhỏ, ruột xanh lòng là loại đậu tốt để bạn chọn làm giá. Đậu hạt to của Trung Quốc sẽ không cho ra giá thơm ngon như đậu ta.
– Trung bình với 1- 1,5kg đỗ bạn sẽ có khoảng 10 – 13kg thành phẩm giá đỗ. Như vậy, mỗi lần ủ 100gr là đủ dùng cho cả nhà.
– Nên vo sạch đỗ để làm mỏng vỏ và loại bỏ hạt đậu lép trước khi ngâm với nước ấm.
– Thông thường nếu để quá 3 ngày, thân giá chuyển sang tím. Nếu ăn lúc này giá sẽ có vị đắng. Vì vậy, để không bỏ phí, bạn nên tiếp tục chăm sóc thêm để thu hoạch với sản phẩm là rau mầm. Đây cũng là một loại rau rất giàu dinh dưỡng cho gia đình.
– Với giá đỗ, bạn có thể dùng sống với các món bún khác nhau hoặc nấu canh, xào, luộc… đều rất ngon.
Chúc bạn thành công với những cách làm giá trên đây nhé!
Yeutre.vn (Tổng hợp)