Hội chứng đột tử ở trẻ dưới 1 tuổi

Hội chứng đột tử ở trẻ - hẳn bạn đã từng nghe nói đến. Dù không được bàn nhiều ở Việt Nam, song đây là một vấn đề rất được quan tâm của nhiều phụ huynh đang chuẩn bị có con, hoặc đang chăm con nhỏ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đột tử ở trẻ là tình trạng không hề hiếm gặp, tuy nhiên không phải tất cả mọi bố mẹ đều biết rõ về điều này, nguyên nhân từ đâu và cần cảnh giác những gì, để luôn bảo vệ trẻ, nhằm tránh được hội chứng này. Hôm nay bố mẹ hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua những thông tin khá hữu ích sau đây nhé.

banner ads

1. Hội chứng đột tử ở trẻ dưới 1 tuổi là gì

Đột tử ở trẻ dưới 1 tuổi (Sudden infant death syndrome – SIDS) hay còn gọi là cái chết trong nôi là tình trạng tử vong đột ngột không rõ nguyên nhân ở bé dưới 1 năm tuổi. Các trường hợp được liệt kê vào dạng SIDS chỉ khi việc khám nghiệm tử thi, điều tra chi tiết về tình trạng tử vong cũng như hoàn cảnh liên quan tới tình trạng này và lịch sử y tế về trẻ và gia đình vẫn không thể làm rõ nguyên nhân tử vong của trẻ. SIDS thường xảy ra lúc trẻ ngủ trong khoảng thời gian từ 00:00 giờ đến 9:00 giờ. Và thông thường không có dấu hiệu của sự vùng vẫy, vật lộn hay tiếng ồn nào từ trẻ.

Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng SIDS hiện vẫn chưa xác định được. Tuy nhiên một số yếu tố kết hợp lại có thể tạo điều kiện cho việc gây ra hội chứng này, trong đó có thể bao gồm: sự mẫn cảm nhất định của cơ thể bé, một giai đoạn nhất định trong quá trình phát triển của bé và một môi trường căng thẳng quanh bé.

Hội chứng đột tử
Đột tử ở trẻ dưới 1 tuổi (Sudden infant death syndrome – SIDS) hay còn gọi là cái chết trong nôi là tình trạng tử vong đột ngột không rõ nguyên nhân ở bé dưới 1 năm tuổi.

Môi trường căng thẳng có thể góp phần gây ra hội chứng SIDS có thể gồm các yếu tố sau:

  • Bé ngủ ở tư thế nằm úp hoặc nằm nghiêng
  • Bé bị quá nóng
  • Bé tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Bé ngủ chung giường với bố mẹ hoặc người chăm sóc
  • Bé ngủ với đồ vật mềm
  • Bé ra đời trước 39 tuần tuổi
  • Bố/ mẹ uống rượu
  • Đặc tính di truyền

Hội chứng SIDS chiếm khoảng 80% số ca tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh. Các nguyên nhân khác gây ra tình trạng đột tử ở độ tuổi này gồm nhiễm trùng, rối loạn di truyền và các vấn đề về tim. Cũng có khoảng chưa tới 5% trẻ bị ngạt thở vì bị lạm dụng có thể bị chẩn đoán sai thành hội chứng SIDS.

banner ads
Bé ngủ an toàn
Bé ngủ ở tư thế nằm úp hoặc nằm nghiêng cũng có thể là yếu tố gó phần tăng nguy cơ rơi vào hội chứng SIDS. Ảnh Internet

2. Làm thế nào để giảm nguy cơ xảy ra SIDS cho trẻ

Viện Hàn lâm nhi khoa Hoa Kì (AAP) đã đưa ra một số khuyến cáo nhằm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh đến 1 năm tuổi:

  • Đảm bảo bé được tiêm phòng đầy đủ. Việc này có thể giúp giảm nguy cơ SIDS tới 50%
  • Cho bé bú mẹ: việc bé bú mẹ nên kéo dài tới ít nhất 6 tháng
  • Cho bé nằm ngửa khi ngủ (kể cả ngủ ngày và đêm) để hạn chế bé bị ngạt thở. Không nên cho bé nằm ngủ ở tư thế úp hoặc nghiêng. Mẹ có thể cho bé nằm bụng một vài lần trong ngày trong một khoảng thởi gian nhất định nếu bé thức, và có sự quan sát, theo dõi chặt chẽ của mẹ. Việc cho bé nằm bụng sẽ giúp bé giảm được tình trạng đầu dẹt.
  • Mẹ luôn nên tham khảo ý kiến bác sỹ nếu muốn nâng phần đầu cũi nằm của bé, trong trường hợp bé được chẩn đoán bị trào ngược dạ dày thực quản .
  • Cho bé ngậm núm vú giả khi ngủ hoặc ngủ trưa (nếu bé không bú mẹ). Nếu bé đang bú mẹ nên đợi đến khi việc bú mẹ đã được nhuần nhuyễn ổn định mới giới thiệu núm vú giả với bé.
  • Dùng loại nêm chắc chắn (với lớp bọc vừa vặn và chặt ) tránh tạo ra kẽ hở giữa nệm và thành cũi hoặc nôi của bé nhằm hạn chế tình trạng bị kẹt hoặc nghẹt thở cũng như SIDS
  • Cho bé ngủ chung phòng thay vì chung giường với mẹ. Việc cho bé ngủ chung giường có thể làm tăng nguy cơ bị nghẹt thở, bị kẹt và bị SIDS cho bé. Đặc biệt, các trường hợp song sinh hoặc nhiều hơn càng được khuyến cáo không nên ngủ chung giường với bố mẹ .
Giấc ngủ an toàn cho trẻ
Cho bé ngủ chung phòng nhưng không chung giường với mẹ, để giảm nguy cơ dẫn đến hội chứng SIDS. Ảnh Internet
  • Tránh dùng các loại ghế, xe, xe đẩy, địu, võng dành cho trẻ sơ sinh để dỗ bé ngủ kể cả ngày hay đêm. Điều này có thể dẫn đến nghẽn đường thở hoặc ngộp thở cho bé.
  • Tránh sử dụng ma túy và rượu cũng như hút thuốc trong thời gian mang thai và sau sinh.
  • Tránh bao, bọc, mặc quá nhiều đồ cho bé hoặc che phủ mặt và đầu bé. Điều này giúp hạn chế tình trạng bé bị nóng quá và giảm nguy cơ bị SIDS
  • Tránh sử dụng khăn trải giường lỏng lẻo, các vật mềm như miếng đệm, gối, chăn bông trong nôi của bé để tránh bé bị ngạt thở, bị siết cổ hoặc bị kẹt.
  • Tránh sử dụng các thiết bị giám sát tim phổi, các thiết bị thương mại được quảng cáo là có thể làm giảm nguy cơ SIDS như các vật chèn, bộ định vị và các loại nệm đặc biệt. Các loại thiết bị này chưa từng được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ bị SIDS, mà trong một số trường hợp chúng lại là nguyên nhân góp phần gây ra hội chứng này.
  • Luôn luôn đặt nôi, cũi của bé trong không gian thoáng đãng, an toàn không có các loại dây treo lơ lửng (như dây thừng hay dây điện) để giảm nguy cơ bé bị siết hoặc nghẹt thở.

Theo Wikipedia & Standford children’s Health

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI