Học mẹ Đức 7 cách đơn giản dạy con đọc lập, mạnh mẽ khi còn nhỏ

Nuôi con khôn lớn đã khó, dạy con độc lập mạnh mẽ ngay từ khi còn nhỏ quả là một chặng đường dài. Nhưng đối với các ông bố, bà mẹ Đức thì việc dạy con độc lập, mạnh mẽ ngay từ những ngày thơ bé là điều hết sức bình thường.

banner ads

Đọc bài viết dưới đây để thấy cha mẹ Đức đã làm thế nào để dạy con độc lập, mạnh mẽ khi còn bé nhé!

1. Dạy con biết đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình

nuoi duong su dam me
Dạy con biết đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình

Luisa Weiss – một cô gái có bố là người Mỹ, mẹ là người Ý nhưng hiện đang sống cùng chồng người Đức và con trai 3 tuổi tại thủ đô Berlin vui vẻ kể lại trải nghiệm thú vị khi làm dâu nước Đức:

Khi con trai Hugo của tôi được 2 tuổi, trong một lần tôi gặp gỡ và trao đổi với cô giáo của con ở trường mầm non, tôi được cô thông báo: “Tôi lấy làm lo ngại về việc cháu Hugo tham gia các hoạt động cùng các bạn. Cháu cần phải đứng lên bảo vệ quyền lợi của chính mình nhiều hơn nữa. Khi các bạn khác đến và lấy đồ chơi từ tay Hugo, cháu cứ để mặc như vậy.”

Tôi sửng sốt vì chẳng lẽ đó không phải là điều tốt hay sao, cái này gọi là chia sẻ mà. Nhưng cô giáo nói: “Cháu cần biết cách lấy lại hoặc giành lại đồ chơi với bạn. Các cô giáo không thể đấu tranh trong mọi trường hợp hộ cháu được”. Tôi mỉm cười, điều này thật khác biệt so với những gì ở Mỹ chúng tôi được dạy. Người Mỹ dạy trẻ con biết chia sẻ, biết mặc cả. Người Đức tập trung dạy trẻ biết bảo vệ mình, bảo vệ quyền lợi của chính mình. Cũng là một điều thú vị.

2. Luôn tạo cơ hội để con đi ra ngoài, nhất là ra ngoài một mình

Người Đức có một câu tục ngữ, đại ý là “Không có thời tiết xấu, chỉ có quần áo không phù hợp”. Cha mẹ Đức cực kì coi trọng việc ra ngoài hít thở không khí trong lành, vận động và thăm thú, khám phá khu vực quanh ngôi nhà mình sống hàng ngày. Dù trời bên ngoài có xám xịt và lạnh lẽo đến mấy, cha mẹ cũng vẫn cố gắng tạo điều kiện đưa con ra ngoài hoặc nếu có thể, giao nhiệm vụ cho con ra ngoài một mình

Hầu hết các em bé Đức từ 7-8 tuổi trở lên đều đi bộ đến trường hoặc sang nhà hàng xóm mà không cần bố mẹ dắt. Một số bé còn tự đi tàu điện ngầm một mình. Nạn bắt cóc ở Đức xảy ra cực kỳ hiếm, do đó mà cha mẹ Đức có thể yên tâm khi cho con ra ngoài một mình để trẻ tự do phát triển khả năng độc lập, tự xoay xở khi không có bố mẹ.

3. Cho con đi xe đạp không có bàn đạp

cho con di xe dap khong co ban dap
Cho con đi xe đạp không bàn đạp

Một trong những điều sẽ khiến bạn ngỡ ngàng khi tới thăm đất nước Đức đó chính là sự xuất hiện của những chiếc xe đạp không có bàn đạp. Mọi em bé từ 1-3 tuổi đều có một chiếc xe đạp như thế này. Người Đức quan niệm, một khi đã học được cách cân bằng thì việc đi được xe đạp sẽ trở nên rất đơn giản. Đến Đức, bạn sẽ thấy những em bé chỉ từ 3-4 tuổi đã biết đi xe đạp thật nhờ việc rèn luyện với xe đạp không bàn đạp từ sớm.

4. Dạy con “chơi với lửa”

Trẻ con luôn ngưỡng mộ người lớn và bắt chước mọi hành động của người lớn. Nếu mẹ muốn một đứa trẻ hiểu được cách sử dụng một con dao hay hiểu được những quy tắc an toàn với lửa, hãy cùng con thực hành thí nghiệm với chúng – đó là cách các ông bố bà mẹ Đức thường làm. Thay vì cấm con không bao giờ được đụng vào những vật nguy hiểm như dao, lửa, cha mẹ Đức có thể cùng con thắp những ngọn nến và đốt cháy giấy một cách an toàn để trẻ hiểu được cách sử dụng, tránh để xảy ra những tai nạn đáng tiếc.

5. Bắt buộc trẻ phải đi học

Giáo dục là một phần quan trọng trong việc nuôi dạy con ở Đức và trẻ phải đến trường là điều bắt buộc. Điều này có nghĩa là từng bang có quyền ra điều luật riêng cho việc trẻ đi học nhưng phải đảm bảo tổng thời gian trẻ đến trường là 10 năm. Nếu cha mẹ Đức cho trẻ đi học muộn hơn so với quy định thì họ phải chịu trách nhiệm, vì nhiệm vụ của họ là cho con được đến trường.

Khi trẻ đi học, cha mẹ Đức cùng tham gia hợp tác giáo dục trẻ với giáo viên. Ở đây, các buổi họp phụ huynh và các cuộc gặp mặt buổi tối với giáo viên diễn ra thường xuyên. Trong các cuộc họp này, cha mẹ Đức có thể tìm hiểu về những đứa con của họ xem trẻ ở trường học như thế nào, xác định điểm mạnh và điểm yếu của trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ Đức còn nhận được lời khuyên từ giáo viên về việc làm thế nào để hỗ trợ cho trẻ nhiều hơn cũng như làm thế nào để tiếp tục giáo dục trẻ khi chúng chuyển lên cấp 2.

6. Trẻ được tự do quyết định về mối quan hệ bạn bè của mình

tre duoc tu do quyet dinh moi quan he ban be cua minh
Trẻ được tự do quyết định mối quan hệ bạn bè

Cha mẹ Đức không có thói quen can thiệp vào mối quan hệ bạn bè của con mình. Họ để cho trẻ tự quyết định việc kết bạn với ai, chơi với bạn nào và họ chấp nhận những sai lầm trong cách nhìn người của trẻ. Cha mẹ Đức nghĩ rằng nên để trẻ tự mình khám phá các mối quan hệ để tìm ra đâu là những người bạn mà mình thích.

Sẽ không phải là chuyện bình thường nếu cha mẹ Đức lựa chọn bạn cho con. Hầu hết trẻ em ở đây có rất nhiều bạn bè trước khi quyết định chơi thân với ai. Và khi trẻ lớn lên, việc yêu ai cha mẹ cũng không can thiệp. Họ cũng không có ý kiến nếu con mình chọn sống cùng đối tác dù không kết hôn.

7. Nói “không” với bạo lực

Trẻ em Đức luôn nhận được sự tôn trọng và cha mẹ Đức nói “không” với bạo lực. Ngay tại trường học, các em cũng không bị đánh hoặc phải chịu hình phạt nghiêm khắc.

Các bé trai và bé gái học cùng một trường và chung một lớp thể dục. Đôi khi, các chuyến đi thực địa được tổ chức tại một nơi mà toàn bộ lớp đều có thể đi cùng với nhau. Những chuyến đi này là một phần quan trọng của quá trình giáo dục. Nếu cha mẹ nào không đủ khả năng tài chính để lo cho con mình trong những chuyến đi, thì thường sau đó học sẽ có cơ hội nhận được sự hỗ trợ từ một quỹ từ thiện.

Cha mẹ Đức đặt rất nhiều tâm huyết và coi trọng việc nuôi dạy con trở thành người độc lập, có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình. Một số trẻ em ở Đức được nhận trợ cấp để chúng có thể mua những thứ chúng cần. Đồng thời, trẻ cũng phải học cách quản lý tài chính của mình một cách độc lập với một số tiền nhất định. Nhiều trẻ cũng tự tìm việc làm vào mùa hè để kiếm thêm chút tiền tiêu vặt.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI