Hiện tượng nhại giọng có đủ để kết luận trẻ mắc bệnh tự kỷ?

Hiện nay, trước sự gia tăng của bệnh tự kỷ ở trẻ em, nhiều bố mẹ tỏ ra lo lắng và tìm hiểu rất kỹ lưỡng về các dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh này để có thể can thiệp kịp thời trong trường hợp xấu nhất. Một trong số các dấu hiệu khá đặc trưng mà bố mẹ thường chú ý đó là hiện tượng nói nhại.

banner ads

Tuy nhiên, nói nhại trong độ tuổi trẻ đang hình thành ngôn ngữ không hẳn là một biểu hiện của bệnh tự kỷ nếu không có những dấu hiệu điển hình khác đi kèm.

Nói nhại và bệnh tự kỷ

19344-tre-nhai-giong-3.jpg

Một trong những biểu hiện điển hình của bệnh tự kỷ đó là sự khiếm khuyết ngôn ngữ và giao tiếp.

Một trong những biểu hiện sớm và điển hình của bệnh tự kỷ đó là sự khiếm khuyết ngôn ngữ và giao tiếp. Cụ thể, trẻ trong giai đoạn từ 1-3 tuổi có dấu hiệu chậm nói. Vốn từ hạn hẹp, chỉ xoay quanh một vài từ đơn và chỉ giao tiếp trong một số đề tài nhất định.

banner ads

Trong đó, có những trẻ luôn nói nhại lời của người khác, nghĩa là trẻ luôn lặp lại câu nói vừa phát ngôn của một ai đó mà không hề ý thức về ý nghĩa của những lời nói đó. Trẻ không chỉ lặp lại một từ đơn mà có thể lặp lại một câu dài hoặc lặp lại nguyên bản. Chẳng hạn, khi mẹ bảo “Tối nay trời nóng quá cả nhà mình đi hóng mát thôi!”. Trẻ sẽ ngay lập tức lặp lại lời của bạn “Trời nóng quá đi hóng mát thôi!”. Trong giọng nói của bé, bạn sẽ nhận thấy một cung giọng đều đều, không âm vực, không ngữ điệu, không cao độ và không chút biểu cảm. Hoặc nếu có khác đi thì trẻ nói luôn nói to hẳn hoặc ngược lại nhỏ hẳn mà không thể tự mình điều chỉnh âm độ.

Một trở ngại giao tiếp lớn đối với trẻ tự kỷ đó chính là khả năng biểu đạt về một vấn đề. Có một số trẻ rất giỏi về toán học hoặc có một kho từ vựng phong phú nhưng trẻ không thể biểu đạt chúng bằng lời nói và khi giao tiếp chỉ thường xoay quanh một số đề tài nhất định. Thậm chí, một số khác còn có biểu hiện “rối loạn đại từ nhân xưng”. Trẻ có thể dùng “tôi” để nói về bạn và ngược lại dùng “bạn” để nói về tôi. Trên thực tế, số trẻ tự kỷ không thể nói vào khoảng 40%.

Như vậy, hiện tượng nói nhại có thể là một dấu hiệu của bệnh tự kỷ khi các biểu hiện bất thường về ngữ điệu, âm vực và sự hạn chế trong biểu đạt ngôn ngữ khi giao tiếp luôn lặp lại một cách vô thức.

Nói nhại là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ đang trong giai đoạn tập nói

19343-tre-nhai-giong-2.jpg

Hiện tượng nói ngọng, bắt chước và lặp lại lời nói của người lớn ở những trẻ đang trong giai đoạn tập nói là điều khá phổ biến.

Trẻ nhỏ khám phá và học hỏi thông qua các trò chơi, sự giao tiếp và cả sự bắt chước. Do đó, hiện tượng nói ngọng, bắt chước và lặp lại lời nói của người lớn ở những trẻ đang trong giai đoạn tập nói là điều khá phổ biến.

Một số trẻ ý thức được về những phản ứng của người lớn đối với một số hành động “đặc biệt” của trẻ và chúng muốn dùng nó như một “trò chơi” của chính mình. Chẳng hạn, trong một lần bé nhại lại lời trách yêu của mẹ “Con bé này hư ghê!” và mẹ phì cười xí xóa tất cả dù trước đó bé có thể đã phạm lỗi. Hành động này của mẹ đã được bé chú ý. Trong một lần khác mẹ nói một câu khác, trẻ cũng lặp lại y như vậy nhưng mẹ không có phản ứng nào khác hơn là phì cười. Trẻ có thể hiểu rằng việc lặp lại lời nói của người lớn là điều được chấp nhận và bé sẽ không ngần ngại để tiếp tục thể hiện. Dần dà điều này trở thành một thói quen.

Một đứa trẻ lặp lại lời của người lớn được coi là hành vi vô lễ và không được phép chấp nhận. Do đó, vấn đề ở đây chính là cách giáo dục của những người có trách nhiệm

“Uốn nắn” ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn tập nói

Thay vì trở thành một “thông dịch viên” sẵn sàng giải thích cho người khác hiểu bé đang nói gì, bố mẹ hãy vì lợi ích của bé mà kiên nhẫn để bé lặp lại lời nói của mình một cách rõ ràng hơn.

19345-tre-nhai-giong-4.jpg

Hãy dạy cho trẻ biết đâu là giới hạn của những điều được phép nói và không được phép nói

Hãy dạy cho trẻ biết đâu là giới hạn của những điều được phép nói và không được phép nói vì trẻ có thể bắt chước một từ ngữ của người khác một cách vô thức mà không hiểu hết ý nghĩa xã hội và ý nghĩa nội hàm của câu nói.

Khi trẻ lặp lại câu hỏi của bố mẹ, nên giải thích cho trẻ hiểu đó là một câu hỏi và đưa ra thật nhiều phương án trả lời để trẻ có thể hình dung rõ hơn về sự khác nhau giữa câu hỏi và câu trả lời. Bố mẹ có thể giúp trẻ tìm các câu trả lời một cách cụ thể với những câu hỏi: Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao?…

Nên khuyến khích trẻ đồng ý hoặc từ chối bằng lời nói thay vì ngôn ngữ cơ thể. Đừng bao giờ ép buộc bé luôn trả lời “có” đối với mọi yêu cầu của bố mẹ. Sự biểu đạt chính kiến cá nhân sẽ giúp trẻ phát triển tư duy và phản ứng đối với mọi sự việc tốt hơn là sự chấp nhận mang tính ép buộc.

19346-tre-nhai-giong-5.jpg

Hãy tạo điều kiện để trẻ xây dựng mối quan hệ bạn bè với những trẻ cùng trang lứa.

Đừng nên bảo bọc con quá mức. Hãy tạo điều kiện để trẻ xây dựng mối quan hệ bạn bè với những trẻ cùng trang lứa. Thông qua những giao tiếp hàng ngày giữa trẻ này với trẻ khác, trẻ sẽ học hỏi được nhiều hơn và nhanh hơn những gì bạn có thể đem đến cho trẻ.

Các trò chơi sẽ mang tính kích thích hiệu quả đối với mọi hoạt động tiếp thu của trẻ. Vì thế, bố mẹ có thể tận dụng những trò chơi thật bổ ích để giúp trẻ phát triển vốn từ, cách biểu đạt ngôn ngữ để thể hiện nhu cầu cá nhân.

Hãy đọc cho trẻ nghe nhiều câu chuyện cổ tích, nói chuyện với trẻ thật nhiều để tăng cường vốn từ trong trẻ.

Trẻ em là một tờ giấy trắng và tiến trình phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng vậy. Bạn có thể tạo nên những tiêu cực hay tích cực là tùy thuộc vào cách bạn viết lên bài học giáo dục gì ở nơi bé. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ rút ra cho mình một vài điều trong việc dạy trẻ đang trong giai đoạn tập nói.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI