Khi bước sang tuần 31, cơ thể của thai nhi bắt đầu tích lũy lượng phân su nhất định. Phân này sẽ được thải ra ngoài thông qua hậu môn trong vòng 48 tiếng kể từ khi trẻ chào đời. Tuy nhiên, nếu thai nhi gặp trục trặc với lượng phân su này trong quá trình nuốt nước ối chúng có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
Hội chứng hít nước ối phân su
Có thể phát hiện sớm tình trạng trẻ hít phải phân su ngay khi trẻ vừa chào đời.
Hội chứng này không chỉ có thể xảy ra khi trẻ còn đang trong bụng mẹ mà trong và sau quá trình chuyển dạ đều có thể vướng phải.
Thông thường, với những trẻ sinh non, tình trạng này ít khi gặp phải. Chúng chỉ phổ biến ở những trẻ đủ tháng hoặc già tháng.
Để nhận biết, thông thường các bác sĩ sẽ theo dõi sát nhịp tim của thai nhi trước khi bé lọt lòng. Nếu bé có nhịp tim thấp hơn mức bình thường hoặc là trường hợp sinh già tháng, bác sĩ sẽ cân nhắc đến khả năng trẻ hít phải nước ối phân su.
Khi đứa trẻ sơ sinh chào đời nếu quan sát thấy có vệt phân su trong nước ối, màu sắc da của trẻ biến đổi thành màu xanh dương hoặc xanh lá, có hiện tượng thở khó, thở gấp hoặc ngưng thở thì chứng tỏ trẻ đã bị hít phải phân su qua nước ối.
Để đánh giá nhanh tình trạng của trẻ, các bác sĩ sẽ phải thông qua chỉ số Apgar. Nếu chỉ số này thấp đó là một lời cảnh báo.
Thông thường với những đứa sơ sinh hít phải phân su, đường thở của bé sẽ bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ. Các biến chứng có thể dẫn đến bao gồm: nhiễm trùng bào thai, dị tật bào thai, viêm phổi…
Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp đều được xử lý kịp và không để lại hậu quả đáng tiếc về sau cho các trẻ. Trường hợp phát hiện sớm trong giai đoạn bào thai đó là nhờ vào sự biến đổi màu sắc nước ối. Do đó khi thấy nước ối rỉ có màu xanh, đen hoặc bẩn đục đều phải được nhanh chóng theo dõi và chẩn đoán sớm.
Hội chứng tắc ruột phân su
Khi trẻ hít phân su, lượng phân này có khả năng bị tắc lại ở một đoạn của ruột non gọi là hồi tràng.
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là trẻ sơ sinh có triệu chứng trướng bụng và nôn. Dịch mà trẻ nôn ra có màu xanh nhưng lại không phải là phân su.
Để chẩn đoán chính xác, các bác sĩ sẽ chụp X-quang để phát hiện lượng phân su tắc lại trong ruột.
Một khi đã đi đến kết luận chắc chắn bé bị tắc ruột do phân su, các bác sĩ sẽ đưa thức ăn vào cơ thể bé bằng cách đặt đường truyền tĩnh mạch. Cùng với đó, họ sẽ đặt một ống nhỏ từ mũi đến dạ dày để tống đầy khí và chất lỏng dư ra khỏi cơ thể.
Nếu sau khi thuốc uống để tống đẩy lượng phân gây tắc ra ngoài không phát huy tác dụng, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật thuông ruột để loại bỏ phân su.
Trẻ được chăm sóc và theo dõi sức khỏe đặc biệt sau ca phẫu thuật thông ruột.
Do sức khỏe của trẻ sơ sinh còn rất non yếu, nên sau mỗi ca phẫu thuật như thế này đều phải đặc biệt chú trọng khâu chăm sóc. Nếu không tuân thủ đúng những hướng dẫn đòi buộc, bé có thể bị nhiễm trùng và kéo theo những biến chứng nguy hiểm khác.
Nếu sau khi được xuất viện cho về nhà trẻ có một trong những dấu hiệu sau phải ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được khám:
- Sốt cao trên 38 độ.
- Không thể tiêu tiểu như bình thường
- Bỏ bú và nôn ói nhiều
- Vết mổ có dấu hiệu nhiễm trùng: sưng, chảy dịch.
Tỷ lệ trẻ hít nước ối phân su và tắc ruột do phân su chiếm từ 8 -15% và hầu hết đều được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Vì thế, các mẹ chớ quá lo lắng mà ảnh hưởng đến sự phục hồi sau sinh nhé!
Yeutre.vn (Tổng hợp)