Giải đáp những thắc mắc xung quanh việc tập xi tè cho trẻ dưới 1 tuổi

Tập xi tè cho trẻ nhỏ là thói quen của nhiều bà mẹ nhằm rèn con có thói quen tiểu tiện đúng giờ. Điều tưởng chừng rất tốt, không có gì đáng bàn cãi này thực tế lại đang gây nhiều tranh cãi trên các diễn đàn bởi xi tè có thể ảnh hưởng tới bàng quang, thận của trẻ.

banner ads

Lợi ích của việc xi tè sớm cho con

Tập xi tè sớm giúp con chủ động việc vệ sinh

Mặc dù nhiều ý kiến phản đối xi tè sớm cho con, nhưng khó có thể phủ nhận những lợi ích của xi tè như:

- Tiết kiệm chi phí mua bỉm: Đây là lợi ích đầu tiên nếu việc tập xi cho con thành công. Tính trung bình 1 tháng, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi sẽ sử dụng khoảng 1 triệu tiền bỉm, số tiền này không phải là nhỏ so với những mẹ đang “cần kiệm” nuôi con. Mẹ có thể chỉ tốn chi phí đóng bỉm khi con ngủ vào ban đêm, còn ban ngày con chỉ cần mặc quần là đủ.

- Tiết kiệm thời gian: Những mẹ nào nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi chắc chắn đều ngán ngẩm và mệt mỏi với thời gian thay, giặt quần áo của trẻ, đặc biệt là khi trẻ “ị”. Việc tập xi cho trẻ sẽ giúp con hình thành thói quen đi tè, ị đúng giờ và mẹ không còn mất nhiều thời gian cho việc giặt quần, tã.

- Con tự lập ngay từ nhỏ: Việc đi vệ sinh đúng giờ giấc mà mẹ đã dạy khiến trẻ sớm hình thành tính tự lập ngay từ nhỏ. Mẹ có thể đưa trẻ đi chơi thoải mái mà không lo con “ị” đột xuất tại cuộc vui.

Tác hại của việc xi tè sớm

Bên cạnh những lợi ích của việc tập xi tè sớm cho trẻ, nhiều bà mẹ cho rằng, lợi ích đó không thể bù lại những ảnh hưởng nặng nề như:

Xi tè sớm có thể ảnh hưởng tới thận của con

- Phá vỡ quy trình phát triển bàng quang: Trẻ dưới 1 tuổi, bàng quang đang trong giai đoạn phát triển và hoàn chỉnh tới 3 tuổi, nếu mẹ tập xi tè sẽ phá vỡ quy trình này. Vì bàng quang cần được tích đầy và xả rỗng tự do nhưng do mẹ xi tè khiến nó không được tích đầy và xả rỗng không theo nhu cầu của trẻ.

- Trẻ bị táo bón: Việc làm này cũng dẫn tới những sự cố khi đi vệ sinh như táo bón, nhiễm trùng tiểu. Lý do, khi bàng quang không đủ mạnh nhưng bé vẫn cố đi vệ sinh khiến bé có nguy cơ bị suy thận, kéo theo táo bón, nhiễm trùng đường tiểu.

Các bác sĩ chuyên khoa nói gì?

Trước những ý kiến trái chiều về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) (trả lời phỏng vấn cho báo Gia đình & Xã hội) cho rằng, việc xi tè cho con chỉ là tạo thói quen phản xạ có điều kiện khi đi tiểu trong những thời điểm thích hợp, điều này hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như thận, bàng quang của bé.

Tuy nhiên, tập xi tè cho bé dưới 1 tuổi sẽ gặp nhiều khó khăn vì não của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên chưa thể bắt được tín hiệu đi tiểu theo nhu cầu. Đối với trẻ từ 1 - 2 tuổi, việc “xi” diễn ra tốt hơn vì bé có thể hiểu được tín hiệu từ cơ thể cũng như từ mẹ và dễ dàng đi tiểu theo nhu cầu.

Theo BS Nguyễn Văn Học, bệnh viện Nhi Trung ương, để việc xi tè diễn ra thuận lợi, cha mẹ cần nắm bắt được lịch sinh học của con. Ví dụ, sau khi trẻ bú, sau khi ngủ dậy, sau khi ăn, trước khi đi ngủ... mẹ có thể xi tè cho bé để tạo thành thói quen. Tùy theo nhu cầu mẹ cho bé ăn và uống nước, khoảng 3 - 5 tiếng xi một lần.

Còn theo tiến sĩ Steve Hodges, một chuyên gia nhi khoa tại Trung tâm y tế Baptist, Đại học Wake Forest (Mỹ), việc xi tè sớm cho trẻ có hại nhiều hơn lợi. Ông cho rằng, việc từ bỏ bỉm càng sớm không phải là tốt, vì trẻ cần phải được tích đầy và xả tự do trong bàng quang. Không nên cho trẻ tập ngồi bô sớm hoặc xi tè sớm có thể khiến con bị táo bón, suy thận, nhiễm trùng tiểu... Tốt nhất nên cho con tự do đi vệ sinh đến khi chúng sẵn sàng cho việc ngồi bô.

Dấu hiệu nhận biết con muốn đi tè

Dễ dàng nhận biết bé trai khi nào muốn đi vệ sinh

Như vậy, việc xi tè sớm cho con thực tế không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ nhưng đòi hỏi thời gian và sự kiên trì của mẹ. Để việc này diễn ra thuận lợi, mẹ nên quan sát những dấu hiệu bé muốn đi tè, “ị” nhé:

- Đối với bé trai: dấu hiệu đi tè, ị ở bé trai thường dễ nhận biết hơn bé gái. Nếu bé muốn tè, chim sẽ cong lên, nếu bé muốn "ị", hai bên tinh hoàn săn lại. Ngoài ra, một số bé có dấu hiệu như ngừng bú, khóc, đạp chân cũng cho thấy bé muốn đi vệ sinh và khi mẹ xi bé dễ dàng “xả tự do”.

- Đối với bé gái: dấu hiệu nhận biết bé gái phức tạp và khó hơn so với bé trai. Mẹ cần dành thời gian quan sát dấu hiệu quả bé để xi con đúng lúc, kịp thời. Bé có thể khóc, không bú, rùng mình... khi buồn đi vệ sinh.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI