Giải đáp 5 thắc mắc thường gặp về da quy đầu ở bé trai mẹ nào cũng nên biết

Không ít bậc làm cha mẹ đau đầu vì chuyện bao quy đầu ở bé trai vì chuyện hẹp - dài bao quy đầu ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Để hiểu hơn về vấn đề này các mẹ cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

banner ads

1. Bao quy đầu là gì?

bao quy dau tre nho
Các dạng bao quy đầu ở bé trai

Bao quy đầu chính là lớp da mỏng bao lấy phần đầu của dương vật ở nam giới. Lớp da này không có tác dụng gì khi đến tuổi trường thành, thậm chí nó còn là nơi tích tụ vi khuẩn và nước tiểu đọng lại khiến cho dương vật bị viêm nhiễm và gây biến chứng nguy hiểm.

2. Bao da quy đầu có tự lột được không?

Theo các bác sĩ, 99% trẻ sẽ tuột da quy đầu trước tuổi dậy thì. Theo nguyên tắc, sau khi chào đời, lớp da quy đầu của bé trai thường dính chặt lấy đầu dương vật và rất khó tuột ra. Đây là điều hoàn toàn bình thường.

Sau một thời gian, lớp da quy đầu sẽ tự tuột ra và đến lớn thì gần như 99% da quy đầu sẽ tự tuột ra hẳn.

Theo thống kê, trong 100 bé trai sẽ có khoảng 50% tuột da quy đầu trước 3 tuổi, 95% tuột da quy đầu trước 5 tuổi, 99% tuột da quy đầu trước tuổi dậy thì.

3. Da quy đầu có thể không tự lột được và cần phải phẫu thuật?

tre hep bao quy dau
Cần phẫu thuật nếu bao quy đầu không tự lột được

Mặc dù đến 99% da quy đầu tự lột trước tuổi dậy thì nhưng một số ít trường hợp, da quy đầu không thể tự tuột ra được và đó là trường hợp bệnh lý.

Nếu trẻ bị dính da quy đầu bệnh lý thì có thể phẫu thuật. Đây là dạng phẫu thuật đơn giản, không gây nguy hiểm. Tuy nhiên vẫn có những nguy cơ xảy ra như nhiễm trùng lúc phẫu thuật hoặc bị tổn thương bị sẹo.

Mặc dù vậy, việc phẫu thuật vẫn được khuyến khích vì nó phòng được các bệnh như nhiễm trùng đường tiểu, ung thư dương vật, dễ vệ sinh hơn.

4. Sử dụng phương pháp ngoài phẫu thuật được không?

Ngoài phẫu thuật khi da quy đầu khó tuột thì mẹ có thể bàn với bác sĩ sử dụng phương pháp khác như chọn cách kéo nhẹ da quy đầu mỗi ngày cho đến khi tuột hẳn. Hoặc sử dụng một số loại kem giúp da quy đầu dễ tuột ra hơn.

Tuy nhiên, khi chọn phương pháp bảo tồn không cắt da quy đầu sớm cha mẹ nên biết cách theo dõi các triệu chứng có thể xảy ra đối với da quy đầu chưa được cắt như: bé trai có bị nhiễm trùng da quy đầu không, có đi tiểu lắt nhắt, đau khi đi tiểu, sốt cao, lạnh run cầm cập... Nếu có các biểu hiện này cần đi khám bác sĩ ngay.

5. Chăm sóc da quy đầu cho trẻ như thế nào?

- Trong 6 tháng đầu tiên sau sinh, mẹ không cần phải quan tâm đến vấn đề này. Mẹ chỉ cần tắm rửa sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng không chứa hóa chất gây kích thích để bảo vệ da trẻ.

- Sau 6 tháng, mẹ có thể kéo nhẹ lớp da quy đầu và rửa dương vật. Mẹ lưu ý cần kéo thật nhẹ để tránh làm rách da quy đầu và tạo sẹo. Lớp sẹo này khiến việc tuột da quy đầu tự nhiên bị ảnh hưởng và trở nên khó khăn hơn, lâu dài có thể thành bệnh lý. Mẹ vệ sinh cho trẻ bằng nước thường để làm sạch mảng bám màu trăng.

- Trẻ được 4 - 5 tuổi dạy trẻ cách vệ sinh da quy đầu và dương vật sạch sẽ, đúng cách.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI