Giải đáp 5 băn khoăn thường gặp khi bé bị đau họng

Đau họng mặc dù không phải là chứng bệnh nguy hiểm nhưng nó khiến trẻ cảm thấy khó chịu và gặp khó khăn trong giao tiếp, ăn uống.

banner ads

Dưới đây là giải đáp những thắc mắc về chứng đau họng ở trẻ, các bậc phụ huynh nên biết.

1. Nguyên nhân gây đau họng ở trẻ là gì?

- Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ bị đau họng nhưng các bác sĩ cho biết nguyên nhân chính là do virus cảm cúm gây ra. Ngoài ra, các loại virus khác như: bạch cầu, thủy đậu, bạch hầu thậm chí trẻ bị amidan cũng dễ bị đau họng.

17574-em-be-dau-hong.jpg

Nguyên nhân khiến trẻ bị đau họng là do virus và vi khuẩn gây ra

banner ads

- Vi khuẩn liên cầu khuẩn cũng là một trong nguyên nhân gây đau họng ở trẻ. Dạng viêm họng do vi khuẩn liên cầu khuẩn gây ra nếu không được điều trị sớm trẻ sẽ gặp nguy hiểm.

- Trẻ bị bệnh chân tay miệng hoặc viêm nướu cũng dễ bị đau họng.

- Do dị ứng thời tiết, bụi, lông chó, mèo, phấn hoa, cây cỏ hoặc khói thuốc lá khiến trẻ bị viêm mũi, sốt và kèm đau họng.

- Những đứa trẻ thường xuyên há to miệng khi ngủ cũng dễ bị đau họng.

2. Khi nào thì nên đưa bé đến bệnh viện?

Đau họng mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu bệnh phát triển thành nhiễm trùng và có nguy cơ gây tổn hại cho các bộ phận khác thì nên đưa trẻ đi bệnh viện. Hãy chú ý đến các triệu chứng sau:

- Cổ họng nhiễm trùng nặng, bị sưng tấy hoặc xuất hiện các đốm trắng.

- Trẻ gặp khó khăn khi nuốt và không thể há miệng to được.

- Cứng cổ

- Trẻ có dấu hiệu bị mất nước, khô môi, khô miệng.

- Sốt cao trên 39 độ C

- Trẻ chán ăn, bỏ bữa

- Trẻ bị viêm nắp thanh quản, sốt trên 38 độ C, kèm thở khò khè, chảy nước dãi, khó thở.

Khi trẻ xuất hiện những triệu chứng trên thì nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ có phương pháp điều trị sớm. Nếu để kéo dài sẽ nguy hại cho sức khỏe của bé.

3. Cha mẹ nên làm gì khi bé bị viêm họng?

Đối với chứng đau họng do virus, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng. Để an tâm hơn nên đưa bé đến bệnh viện để làm xét nghiệm sinh thiết cổ họng. Chỉ cần chờ trong vòng 10 phút là có kết quả. Nếu kết quả âm tính với virus, trẻ sẽ được chỉ định xét nghiệm thêm lần nữa. Sau đó chỉ cần cho trẻ được nghỉ ngơi, ăn uống điều độ bệnh sẽ hết sau vài ngày.

17576-cham-soc.jpg

Cho trẻ nghỉ ngơi và ăn uống bổ dưỡng

Trong trường hợp trẻ bị đau họng do vi khuẩn liên cầu khuẩn gây ra các bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh để điều trị cho trẻ. Cha mẹ chỉ cần cho con uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ là được.

4. Em bé đau cổ họng có lây sang người khác không?

Đau họng do virus và vi khuẩn rất dễ bị lây lan. Vì thế sau khi tiếp xúc với em bé cha mẹ nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với trẻ như khăn mặt, ly uống nước... Nên đeo khẩu trang y tế khi đưa bé ra ngoài.

Bên cạnh đó, những em bé bị đau họng do liên cầu khuẩn gây ra cần được nghỉ ngơi hoàn toàn trong vòng 24 giờ sau khi dùng kháng sinh.

Cách ly em bé với những người xung quanh, không nên để bé đi học hoặc đến những nơi đông người.

5. Cha mẹ nên làm gì để giảm đau họng cho bé?

- Để giúp bé giảm đau và dễ chịu hơn mẹ có thể cho bé uống trà mật ong. Nên hạn chế cho bé uống nước cam, chanh vì chúng khiến trẻ bị rát cổ.

- Cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng. Với trẻ lớn hơn có thể cho trẻ ngậm thuốc chữa đau họng dạng viên bạc hà.

17575-uong-thuoc.jpg

Cho trẻ uống thuốc khi cần thiết những phải tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ

- Cho trẻ uống thật nhiều nước để chống mất nước và kiệt sức.

- Đặt máy phun sương trong phòng ngủ của bé để làm ẩm không khí giúp bé dễ chịu hơn.

- Trong trường hợp trẻ đau rát khó chịu mẹ có thể cho bé uống acetaminophen và ibuprofen loại dành cho trẻ em. Nhưng nên tham vấn ý kiến của bác sĩ về liều lượng trước khi dùng. Tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin vì thuốc này có thể khiến trẻ mắc hội chứng Reye càng nguy hiểm hơn nữa.

Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp các bậc phụ có thể chăm sóc và bảo vệ sức khỏe em bé một cách tốt nhất.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI