Điều trị hiệu quả chứng tè dầm ở trẻ

(Yeutre.vn) Đái dầm là rắc rối phổ biến ở trẻ em. Tuy không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng tật đái dầm có thể khiến trẻ mặc cảm, thiếu tự tin, ảnh hưởng đến giấc ngủ, bị căng thẳng… Do vậy, tìm cách khắc phục chứng đái dầm ở trẻ là điều các mẹ nên làm.

banner ads

Đái dầm ở trẻ được phân làm 2 loại: đái dầm tiền phát và đái dầm thứ phát. Đái dầm tiền phát diễn ra từ nhỏ và kéo dài đến sau 5 tuổi. Còn đái dầm thứ phát là trường hợp trẻ đã khỏi bệnh ở giai đoạn 3, 4 tuổi nhưng đến 6 - 7 tuổi thì bị lại.

912-be-te-dam.jpg

Mắc tật đái dầm liên tục có thể khiến trẻ mặc cảm, tự ti vì vậy ba mẹ nên tìm cách khắc phục triệu chứng này ở trẻ.

Thông thường, đái dầm tiền phát và thứ phát được điều trị như nhau, trừ khi xác định được bệnh lý, là thủ phạm gây đái dầm thứ phát. Để điều trị hiệu quả chứng đái dầm cần kết hợp cả điều trị hành vi và dùng thuốc.

Điều trị

Kêu bé dậy đi tiểu vào ban đêm:Vài giờ sau khi bé đi ngủ ba mẹ nên đánh thức bé dậy đi tè. Nhiều người cho rằng việc điều trị tè dầm ở trẻ bằng phương pháp này không hiệu quả, vì nó sẽ khiến cả ba mẹ cũng như bé mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, một số khác coi đây là biện pháp đơn giản mà cha mẹ có thể áp dụng trong khi chờ đợi bé tự “thoát khỏi” đái dầm.

“Tập luyện” cho bàng quang: Khuyến khích bé tăng lượng nước uống vào ban ngày, nghĩ về cảm giác bàng quang đầy nước tiểu, đáp ứng ngay với tín hiệu đầu tiên từ bàng quang và đái kiệt mỗi lần tiểu tiện.

Hạn chế uống nhiều nước, sữa sau bữa tối:Để giúp hạn chế lượng nước tiểu thải ra vào ban đêm, ba mẹ không nên cho trẻ uống nhiều nước, sữa trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, thay vào đó nên cho trẻ uống nhiều vào ban ngày. Tuy nhiên cần giải thích cho trẻ hiểu để tránh việc bé hiểu nhầm ba mẹ đang trừng phạt mình và tỏ thái độ chống đối bằng cách uống nhiều hơn.

6057-21314.jpg

Tránh trẻ tè dầm, trước khi ngủ ba mẹ nên hạn chế cho trẻ uống nước.

Nhờ đến đồng hồ báo thức: Thiết bị này gồm bộ phận cảm nhận ẩm ướt được cài vào quần lót và chuông để đánh thức bé khi bé đái dầm. Ngoài ra, ở một số thiết bị được cải tiến còn có thêm khả năng rung, giúp đánh thức bé hiệu quả hơn. Cơ chế hoạt động của đồng hồ này như sau: khi trẻ đái dầm, nước tiểu sẽ kích hoạt bộ phận cảm biến, làm chuông kêu to, đánh thức bé dậy đi vệ sinh. Cứ thế, sau nhiều tuần nghe chuông, bé sẽ học được cách nhận biết các tín hiệu của bàng quang và tỉnh dậy trước khi đái dầm. Với thiết bị này, sau 3 tháng luyện tập bé có thể thoát khỏi chứng đái dầm đáng ghét.

Liệu pháp tâm lý: Đây là lựa chọn cho trẻ đái dầm thứ phát do những thay đổi hay chấn thương tâm lý trong cuộc đời, hoặc cho trẻ quá mất tự tin vì tật đái dầm.

Điều trị bằng thuốc

Có một vài loại thuốc được sử dụng để điều trị đái dầm. Có thể dùng thuốc riêng hoặc kết hợp với điều trị hành vi. Thuốc không mang lại hiệu quả kéo dài và đa số trẻ đái dầm trở lại khi ngừng thuốc. Vì vậy, bác sĩ thường khuyến cáo cho trẻ dùng thuốc trong thời gian ngắn, hoặc dùng với mục đích kiểm soát triệu chứng nếu các biện pháp khác đều thất bại.

911-benh-dai-dam.jpg

Để điều trị tè dầm hiệu quả, ngoài những cách thông thường ba mẹ có thể nhờ sự hỗ trợ của thuốc.

- Desmopressin (Minirin): Có tác dụng ức chế thận sản xuất nước tiểu; thuốc hiệu quả ở 50% bệnh nhân. Thuốc cần được sử dụng một cách thận trọng theo hướng dẫn của bác sĩ vì tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ nguy hiểm.

- Oxybutynin: Là thuốc kháng tiết cholin, có tác dụng chống co thắt, thường được kê cho bệnh nhân có bàng quang hoạt động quá độ. Những bệnh nhân này bị co thắt bàng quang không thể kiểm soát, phải đi tiểu liên tục, mót tiểu đột ngột không có dấu hiệu báo trước.

Trẻ có bàng quang hoạt động quá mức thường đái dầm nhiều hơn một lần mỗi đêm và cũng đái dầm cả ban ngày. Hiệu quả của Oxybutynin trong đái dầm không cao nhưng nếu sử dụng kết hợp với đồng hồ báo thức hay desmopressin, nó giúp làm thư giãn bàng quang đủ để các biện pháp kia trở nên hiệu quả hơn.

- Imipramine: Là một loại thuốc chống trầm cảm nhưng có tác động lên bàng quang, thuốc hiệu quả ở 40% bệnh nhân. Đáng lo ngại là sự chênh lệch quá nhỏ giữa liều hiệu quả và liều gây độc. Imipramine là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ tử vong vì ngộ độc ở Anh. Trẻ có thể chết vì vô tình dùng thuốc quá liều. Một số bác sĩ cho rằng thuốc không đủ an toàn để sử dụng trong các bệnh lành tính như đái dầm.

Lời khuyên là, các mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng các thuốc chữa đái dầm, mà nên tư vấn và dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ, nếu cần.

Yeutre.vn

Cha mẹ không nên trách mắng trẻ đái dầm

Bản thân trẻ vốn không muốn mình đái dầm, vì vậy khi trẻ mắc bệnh này ba mẹ không nên la mắng, chế giễu trẻ. Như thế sẽ khiến trẻ càng mặc cảm, tự tin khiến cho việc điều trị khó khăn hơn. Thay vào đó, ba mẹ nên cảm thông với con, khuyến khích, cùng phối hợp với con trị dứt chứng đái dầm đáng ghét.

Bài thuốc 1

Chuẩn bị: Tang phiêu diêu (Tổ bọ ngựa trên cây dâu) 4-12g, đảng sâm 4-12g, phá cố chỉ 4-12g, ba kích (dây ruột gà) 2-8g, thố ty tử (hạt tơ hồng) 2-8g, ích trí nhân 2-8g.

Cách thực hiện: Nấu những vị thuốc trên với 400ml nước sắc còn 60-100ml

Cách dùng: Cho trẻ uống ngày 2 lần uống trước mỗi bữa ăn.

Bài thuốc 2

Chuẩn bị: Hoài sơn (Củ mài) 4 phần, sao vàng; quả ré (ích trí nhân) 3 phần; ô dước 3 phần.

6066-picture390.jpg

Củ hoài sơn (củ mài)

Cách thực hiện: Sấy khô 3 vị, tán nhuyễn, mịn, luyện với hồ làm viên bằng hạt ngô, sau đó sấy khô bảo quản trong lọ thủy tinh sạch, đậy nắp kín.

Cách dùng: Cho trẻ uống mỗi lần 4 - 8gram, ngày uống 2 lần với nước ấm vào lúc đói bụng.

Bài thuốc 3

Chuẩn bị: Kê nội kim (Màng mề gà)

Cách thực hiện: Kê nội kim sao vàng, tán bột.

Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-6g với nước ấm, vào lúc đói bụng.

Bài thuốc 4

Chuẩn bị: Dế mèn đen

Cách thực hiện: Trụng con dế mèn đen qua nước sôi, sau đó lấy ra phơi hoặc sấy cho khô.

Cách dùng: Uống mỗi ngày 1 con, sau đó tuần tự tăng thêm lên mỗi ngày 1 con. Theo dân gian, trẻ uống tới con dế mèn đen thứ 11 thì sẽ hết đái dầm.

Bài thuốc 5

Chuẩn bị: Mang cua biển tức là lớp trắng xốp ở bên trong

Cách thực hiện: nấu canh hoặc chưng cách thủy rồi cho trẻ ăn

Cách dùng: Cho trẻ ăn ngày 1 - 3 lần.

Bài thuốc 6

Chuẩn bị: 1 trư phao (bong bóng lợn)

Cách thực hiện: Trư phao rửa thật sạch, nấu chung với gạo nếp cho chín nhừ, thêm ít hạt tiêu. Khi dùng, bỏ gạo nếp, lấy bong bóng lợn xắt nhỏ.

Cách sử dụng: Cho trẻ ăn ngày từ 1 - 3 lần khi bụng đói, mỗi lần 20 - 50g.

Bài thuốc 7

Chuẩn bị: 1 cái trư đỗ (dạ dày lợn), 100 - 150 gram hạt sen

Cách thực hiện: Trư đỗ rửa thật sạch, dồn hạt sen (bỏ vỏ và tim sen, tẩm rượu 2 đêm, sấy khô). Nấu chín..

Cách dùng: Cho trẻ ăn ngày 1-3 lần.

Bài thuốc 8

Chuẩn bị: gan gà trống (luộc chín), nhục quế (tán bột mịn). Hai thứ lượng bằng nhau

Cách thực hiện: Quết nhuyễn 2 thứ trên, vo viên nhỏ bằng hạt đậu xanh.

Cách dùng: Mỗi lần cho trẻ uống 5 - 15 viên, ngày uống 2-3 lần với nước ấm vào lúc không no không đói quá.

Bài thuốc 9

Chuẩn bị: 5 - 10 quả long nhãn hoặc vải khô

Cách dùng: Cho trẻ vào buổi sáng khi bụng còn đói. Dùng cho những trẻ sắc mặt trắng xanh, tứ chi không ấm, tiểu trong, nhiều.

6065-nhan-nhuc.jpg

Long nhãn có tác dụng trong việc chữa đái dầm cho trẻ

Bài thuốc 10

Chuẩn bị: 100gram hẹ tươi cắt đoạn, 200 gram tôm tươi.

Cách thực hiện: Tôm xào với dầu ăn, khi gần chín cho hẹ vào,

Cách dùng: Chế biến cho trẻ ăn thường xuyên cho đến khi hết tè dầm.

Bài thuốc 11

Chuẩn bị: 100gram bàng quang lợn cắt nhuyễn; 10 gram phúc bồn tử; 5gram bạch quả rang chín, bóc bỏ vỏ ngoài

Cách thực hiện: Dùng vải màn khô bọc phúc bồn tử và bạch quả lại, ninh lấy nước để nấu canh cùng bàng quang lợn, chữa đái dầm nước trong, nhiều.

Bài thuốc 12

Chuẩn bị: Bá tử nhân

Cách thực hiện: Bá tử nhân phơi khô nghiền thành bột, hòa với nước cơm để uống. Mỗi lần dùng 0,5 gram.

Cách dùng: Ngày uống 2 lần.

Bài thuốc 13

Chuẩn bị: 15gram kỷ tử; 1 quả thận lợn; dầu ăn

Cách thực hiện: kỷ tử ngâm mềm, thận lợn cắt đôi, rửa sạch xắt lát mỏng sau đó đem xào với dầu cho trẻ ăn.

Bài thuốc 14

Chuẩn bị: 10gram nhân sâm, 100gram gạo tẻ

Cách thực hiện: Gạo tẻ rang cho nở, sau dùng lửa nhỏ hầm nhừ, sau đó cho nhân sâm thái lát mỏng vào hầm tiếp.

Cách dùng: Mỗi ngày cho trẻ ăn 1 lần, nên cho ăn thường xuyên đến khi khỏi tè dầm.

Bài thuốc 15.

Chuẩn bị: 30 gram mễ nhân, 30 gram bong bóng cá, gừng, hành, xì dầu

Cách thực hiện: Cho bong bóng cá và mễ nhân nấu thành cháo, trước khi bắc xuống cho bột gừng, xì dầu, dầu vừng, đun sôi là được.

Cách dùng: Cho trẻ ăn ngày 1 lần, ăn từ 10-15 ngày.

Bài thuốc 16

Chuẩn bị: 20 gram đậu đen; 150 gram thịt chó

Cách thực hiện: Cho đậu đen và thịt chó vào nồi đun sôi, hớt sạch bọt sau đó để lửa liu riu đến nhừ. Nêm muối hoặc đường.

Cách dùng: Cho trẻ ăn hết cháo đậu đen thịt chó trong ngày. 1 liệu trình 15 ngày.

Bài thuốc 17

Chuẩn bị: 1 quả cật dê, 10 - 15gram bạch quả; 50 gram thịt dê; 50gram gạo nếp; 1 củ hành nhỏ.

Cách thực hiện: Gạo nếp và bạch quả vo sạch, nấu với 3/4 lít nước cho đến khi cháo nhừ. Cắt dọc quả cật dê, lột sạch tuyến mỡ tanh, cắt nhỏ. Hành tím và thịt dê bằm nhỏ. Cháo nhừ, cho hành tím, cật dê, thịt dê vào nấu vừa chín, nêm muối cho vừa miệng.

Cách dùng: Cho trẻ ăn vào buổi sáng và buổi chiều.

Bài thuốc 18

Chuẩn bị: 2 bộ gan gà trống; 3gram bột nhục quế

Cách thực hiện: Cho gan gà vào bát có nắp đậy, sau đó rắc bột nhục quế lên gan gà và đậy nắp bát lại cho vào nồi đun cách thủy cho đến khi chín là được.

Cách dùng: Cho trẻ ăn hết. Ăn 10-15 ngày.

Bài thuốc 19

Chuẩn bị: 40 gram rau ngót tươi

Cách thực hiện: Rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, sau đó cho một ít nước đun sôi để nguội vào rau ngót đã giã, rồi khuấy đều, để lắng và gạn lấy nước uống.

Cách dùng: Phần nước gạn được chia làm hai lần để uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút.

Bài thuốc 20.

Chuẩn bị: 30 gram gừng tươi (sinh khương); 6gram phụ tử chế; phá cố chỉ 12gram.

6064-gung-tri-dau-rang.jpg

Gừng tươi (sinh khương)

Cách thực hiện: Phụ tử và phá cố chỉ tán thành bột và trộn đều rồi cho sinh khương vào giã nát thành dạng cao,

Cách dùng: Dùng hỗn hợp trên đắp vào rốn, cố định bằng băng vải, vài ngày thay một lần.

Cần lưu ý tẩy giun định kỳ cho trẻ

Với bé gái, có thể giun kim gây ra chứng đái dầm cho nên cần tẩy giun cho trẻ theo định kỳ. Ngoài ra, cần hạn chế sôcôla, nước soda, các trái cây thuộc họ cam, quýt trong thực đơn của trẻ.

Để việc điều trị tè dầm hiệu quả, mẹ cũng nên giúp trẻ tạo thói quen đi tiểu đúng giờ, sắp xếp giờ giấc sinh hoạt vui chơi đừng để trẻ chơi quá mệt vào buổi chiếu tối.

Bữa ăn chiều nên cho trẻ ăn ít canh, nhất là canh rau. Uống ít nước, sữa. Ban đêm, nên gọi trẻ dậy đi tiểu vào một giờ nhất định.

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI