Dị tật khoèo bàn chân bẩm sinh ở thai nhi và phương pháp điều trị

Dị tật khoèo bàn chân xuất hiện từ thời kỳ bào thai. Nó có thể xảy ra cả hai bên phải trái hoặc chỉ một bên. Nếu rơi vào trường hợp nặng, trẻ sinh ra có lòng bàn chân hướng lên trên. Những can thiệp sớm và kịp thời sẽ đem lại nhiều hy vọng.

banner ads

Thế nào gọi là chân khoèo?

Trẻ bị khoèo bàn chân.

Khi bàn chân bị biến dạng cụp xuống và xoay vào hướng trong thì đây chính xác là trường hợp chân khoèo. Người mắc tật chân khoèo hay còn gọi là chân ngựa vẹo trong có xương gót chân lồi hẳn lên trên mặt chân và có cạnh hõm. Nặng hơn, lòng bàn chân sẽ hướng hẳn lên trên và trẻ sẽ có nguy cơ đi bằng mặt bàn chân thay vì lòng bàn chân nếu không được can thiệp và điều trị sớm.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ, khoèo bàn chân có thể xuất hiện một bên hoặc cả hai bên.

banner ads

Khoèo bàn chân bẩm sinh

Thông thường, trong 1.000 thai nhi, có khoảng 1-2 bé mắc dị tật bẩm sinh từ trong giai đoạn bào thai. Và tỷ lệ này xuất hiện ở bé trai nhiều gấp 2 lần so với bé gái.

Qua hình ảnh siêu âm, có thể nhận thấy nửa phần trước bàn chân có độ nghiêng, xoay hẳn vào trong và bị cụp xuống; cả gót chân cũng bị kéo vào trong; các cơ và dây chằng vì thế bị ngắn và co rút lại.

Nguyên nhân dẫn đến dị tật khoèo bàn chân

Hiện nay, vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến dị tật này ở thai nhi. Có một số giả thuyết từ giới chuyên môn cho rằng, khoèo bàn chân là bởi các yếu tố sau:

- Di truyền

- Chế độ dinh dưỡng kém

- Tác động từ người mẹ: tư thế nằm, nịt sát bụng…

Các dấu hiệu nhận biết

Có 10 dấu hiệu đặc trưng để phát hiện sớm dị tật khoèo chân bẩm sinh:

Trẻ bị bàn chân khoèo có bàn chân khép và nghiêng, hướng vào trong từ phần trước và giữa bàn chân.

1. Bàn chân khép và có độ nghiêng, hướng vào trong từ phần trước và giữa bàn chân.

2. Lòng bàn chân gập.

3. Mép bàn chân không thẳng mà có độ cong.

4. Sau gót bàn chân hiện rõ các nếp lằn gấp.

5. Giữa bàn chân có nếp lằn da rất rõ.

6. Khoảng giữa mắt cá trong và xương ghe không sờ thấy.

7. Ngón chân cái bị ngắn.

8. Phần cơ ở cẳng chân có thể bị liệt hoặc teo nhỏ đi.

9. Ngay cả khi dùng tay cũng không thể đưa bàn chân về lại vị trí trung gian.

10. Đi kèm theo dị tật khoèo bàn chân là các dị tật khác như: khoèo bàn tay, trật khớp xương bánh chè, trật khớp háng, cứng khớp khuỷu, cứng khớp gối.

Phương pháp điều trị

Dị tật khoèo bàn chân có thể được chỉ định điều trị bằng vật lý trị liệu, can thiệp phục hồi chức năng.

Để mang lại hiệu quả điều trị cao, người bệnh nhất thiết phải:

- Được can thiệp sớm, tốt nhất là từ giai đoạn sau sinh để trẻ được nắn chỉnh hình, kéo dãn cơ và dây chằng, duy trì thế chân trung gian và cải thiện đáng kể dáng đi, đứng về sau.

- Được phục hồi chức năng một cách toàn diện bao gồm: chỉnh hình bằng phương pháp bó bột và nẹp, thực hiện những bài tập kéo dãn.

- Sau thời gian điều trị 6 tháng, tiếp tục khám để đánh giá tiến triển của quá trình điều trị.

Với phương pháp băng chỉnh hình

Băng chỉnh hình với trẻ dị tật khoèo bàn chân dưới 6 tháng tuổi không bó bột chỉnh hình.

− Đối tượng chỉ định: Trẻ dị tật khoèo bàn chân dưới 6 tháng tuổi không bó bột chỉnh hình

− Vật dụng: Băng hoặc vải mềm có chiều dày 8mm, chiều rộng 25mm

− Thời gian: kéo dài đến khi phục hồi hoàn toàn.

− Các bước tiến hành băng (người nhà có thể băng sau khi được hướng dẫn):

+ Cho trẻ nằm tư thế ngửa và gập đầu gối

+ Quấn vải quanh bàn chân, gối và đùi.

+ Quấn băng dính phủ lên trên phần vải lót theo hướng từ mép ngoài bàn chân, lên mu bàn chân, xuống lòng bàn chân và vòng qua gối sang phía bên kia.

+ Quấn băng dính lần 2 quanh cẳng chân để giữ băng dính lần 1.

+ Cứ 2 - 3 ngày thít quấn chặt thêm 1 lớp băng dính mới lên trên lớp cũ.

+ Sau 7 ngày tháo tất cả băng dính và đệm lót ra.

+ Ngày thứ 8 băng lại lần mới như cách mô tả trên.

+ Hàng ngày thực hiện bài tập kéo dãn tại khớp cổ chân - bàn chân trong cho trẻ.

Về phương pháp bó bột chỉnh hình

Bó bột chỉnh hình với trẻ dị tật khoèo bàn chân dưới 12 tháng tuổi.

− Đối tượng chỉ định: Trẻ dị tật khoèo bàn chân dưới 12 tháng tuổi

− Thời gian: từ 4-5 tháng (trong đó bao gồm từ 8 - 10 lần, mỗi lần bó bột kéo dài 2 tuần) với 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Chỉnh bàn chân về đường giữa, 4 lần bó (2 tháng).

+ Giai đoạn 2: Chỉnh bàn chân thuổng dần về 0° trong lúc giữ nguyên độ nghiêng trong 0°, 4 đợt tiếp theo (2 tháng)..

+ Giai đoạn 3: Chỉnh bàn chân nghiêng ngoài 5°, gập mu bàn chân 5°, 2 đợt cuối (1 tháng).

Trong quá trình chỉnh hình bó bột cần lưu ý quan sát các ngón chân nếu thấy tím, tụ máu hoặc gây đau phải dừng ngay để tránh hoại tử.

Trong quá trình chỉnh hình bó bột cần lưu ý quan sát các ngón chân nếu thấy tím, tụ máu hoặc gây đau phải dừng ngay để tránh hoại tử. Nếu sau khi tháo bột, chân có vết xướt phải dùng Betadin thoa vào chỗ xước để tránh nhiễm trùng. Khoảng thời gian ngưng không bó bột để đợi lần trị liệu tiếp theo phải thực hiện những bài tập kéo dãn tại khớp cổ chân - bàn chân.

Thông thường việc bó bột phải được thực hiện bởi những người có chuyên môn.

Với phương pháp nẹp chỉnh hình

Nẹp chỉnh hình đối với trẻ dị tật khoèo bàn chân sau bó bột chỉnh hình.

− Đối tượng chỉ định: Trẻ dị tật khoèo bàn chân sau bó bột chỉnh hình.

- Thực hiện:

+ Nẹp dưới gối bằng Polypropylen không khớp. Trong thời gian nẹp mangtheo giày hoặc dép bên ngoài.

+ Thời gian nẹp: ngày đêm, sau mỗi 2 giờ tháo nẹp để kiểm tra và xoa bóp nhẹ.

+ Kiểm tra nẹp định kỳ 2 tháng/lần hoặc khi nẹp có vấn đề

Các bài tập vật lý trị liệu

Xoa bóp các ngón chân.

Bài tập 1: Xoa bóp các ngón chân, mu bàn chân và phía dưới cẳng chân.

Bài tập 2: Kéo dãn tại khớp cổ chân - bàn chân theo thứ tự: sau bàn chân → trước bàn chân → khớp cổ chân.

Kéo dãn tại khớp cổ chân - bàn chân theo thứ tự: sau bàn chân → trước bàn chân → khớp cổ chân.

+ Nhẹ nhàng kéo xương gót chân xuống dưới

+ Nhẹ nhàng kéo xương gót chân ra ngoài

+ Nhẹ nhàng kéo phần trước bàn chân về phía trước.

+ Nhẹ nhàng đẩy xương sên ra phía sau và kéo phần trước bàn chân ra phía ngoài

+ Phối hợp nhẹ nhàng kéo xương gót chân xuống dưới và đẩy phần trước bàn chân lên trên.

+ Chỉnh 3 điểm: gót kéo ra ngoài + phần trước bàn chân kéo ra ngoài + phần giữa mép ngoài bàn chân đẩy vào trong.

Với phương pháp phẫu thuật chỉnh hình

Phương pháp này chỉ được chỉ định cho trẻ dị tật khoèo bàn chân trên 12 tháng và chưa được bó bột chỉnh hình.

Như vậy, qua những thông tin chi tiết trên đây, bạn có thể hy vọng bé bị dị tật khoèo bàn chân bẩm sinh sẽ được phục hồi đi lại bình thường. Nhưng phải nhớ, sự can thiệp kịp thời sẽ mang lại nhiều ý nghĩa và tăng hiệu quả điều trị thay vì phải trải qua một đợt phẫu thuật.

Và mặc dầu được cho rằng dị tật này có tính di truyền nhưng không phải tất cả cả trường hợp cùng huyết thống đều mắc phải.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI