Nôn nghén, buồn nôn trong giai đoạn đầu thai kỳ sẽ không có gì đáng nói nếu nó chỉ ở thể nhẹ và chấm dứt sau tháng thứ 3. Thế nhưng các dạng nặng của triệu chứng ốm nghén trong thai kỳ lại là vấn đề nghiêm trọng, có thể làm cho cuộc sống cho một người mẹ đang mang thai gặp rất nhiều khó khăn. Nếu không chữa trị, nó thậm chí có thể đặt các mẹ vào tình trạng nguy hiểm.
Thông thường, một người bị nghén sẽ nôn ít nhất ba lần một ngày và thường không có khả năng giữ lại thức ăn hoặc thậm chí cả nước sau khi ăn hoặc uống. Tình trạng này nếu nghiêm trọng có thể làm giảm chất điện giải và khiến cơ thể bị mất nước. Đây là một bất lợi cho thai nhi đang phát triển và là mối nguy hiểm cho chính mẹ đang mang thai. Các dấu hiệu cho thấy mẹ cần phải nhập viện khi bị nghén trong thai kỳ bao gồm:
- Giảm cân nhanh
- Đi tiểu thường xuyên
- Môi khô nứt nẻ
- Cảm giác khô miệng
- Chóng mặt
- Không thể giữ thức ăn hoặc nước uống sau mỗi lần ăn hoặc uống
Các biện pháp ban đầu để khắc phục tình trạng mất nước bao gồm cả việc bổ sung vitamin B6 và cho ngậm gừng. Nhưng nếu các triệu chứng không giảm, việc tăng cường bổ sung dinh dưỡng bằng nhiều cách sẽ được đưa ra. Bạn có thể cần phải nằm nhà để được theo dõi, chăm sóc, điều dưỡng liên tục cho tới khi phục hồi.
Thông thường thai 12-16 tuần bạn sẽ bị nghén nặng nhất nhưng đôi khi nó có thể kéo dài trong suốt thời kỳ mang thai.
Rất may, nghén nặng là tình trạng khá hiếm và số phụ nữ bị nghén suốt thai kỳ chỉ chiếm 5%. Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà khoa học và các bác sĩ vẫn không hoàn toàn hiểu được lý do tại sao một số bà mẹ -lại bị nghén và nghén nặng trong lần mang thai đầu hoặc những lần mang thai khác. Có những người nghén nặng vào lần đầu nhưng những lần sau lại không và ngược lại. Tuy nhiên, phần lớn ai thường nghén lần đầu sẽ rất dễ bị nghén lại vào lần mang thai kế tiếp.
Yeutre.vn (Tổng hợp)