Cho trẻ tiếp xúc nhiều với các trò chơi trí tuệ
Giải ô chữ là một trong những trò chơi giúp bé thông minh hơn.
Những trò chơi giải trí buộc phải vận dụng đầu óc để suy luận, tính toán như cờ tướng, cờ vua, sodoku, giải mật thư, giải ô chữ… sẽ giúp trí não của trẻ phát triển hơn. Sự thú vị của các trò này chính bởi cảm giác vượt qua được thách thức bằng sự tư duy sắc sảo và quyết định đúng đắn. Khi đã vượt qua được các cấp độ khó của trò chơi, trẻ sẽ biết được hơn về khả năng của mình để từ đó có được sự tự tin về năng lực trí não của mình.
Cho trẻ được nghe và chơi nhạc
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, âm nhạc thực sự có tác dụng đối với việc cải thiện trí não cho trẻ nhỏ không chỉ trong giai đoạn bào thai mà còn cả những năm phát triển tiếp theo. Ban đầu những đứa trẻ sẽ được làm quen với âm nhạc bằng những bài giao hưởng du dương ngay từ trong bụng mẹ. Sau đó, khi trẻ lớn khôn hơn, chúng có thể dùng đôi tay của mình để tạo ra âm thanh bằng các nhạc cụ mình có được từ các loại đồ chơi âm nhạc. Khi đã có nhận thức, trẻ lại bắt đầu làm quen với các nốt nhạc và chơi nhạc bằng những nhạc cụ thật sự. Với con đường phát triển này, trẻ sẽ luôn có được thành tích học tập tốt ở trường cũng như luôn có cách xử lý thông minh trước các mối quan hệ xã hội.
Cho trẻ được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa mẹ
Đã có rất nhiều nghiên cứu khẳng định sữa mẹ giúp một đứa trẻ đạt chỉ số IQ cao hơn. Nó không đơn thuần là nguồn sữa giúp bạn tiết kiệm được một khoản kha khá trong giai đoạn nuôi con nhỏ mà nó chính là món quà quý giá đối với sức khỏe, hệ thống miễn dịch và trí não của trẻ. Do đó, chỉ việc nuôi con bằng sữa mẹ, bạn đã ban tặng cho bé trí khôn hơn người.
Cho trẻ được thường xuyên vận động
Chính sự phát triển thể lực lại giúp ích cho trí não nhiều hơn trong việc hấp thu dinh dưỡng và tăng cường sức dẻo dai của cơ thể.
Nhiều bố mẹ rất coi trọng phát triển trí não cho trẻ mà quên mất rằng chính sự phát triển thể lực lại giúp ích cho trí não nhiều hơn trong việc hấp thu dinh dưỡng và tăng cường sức dẻo dai của cơ thể. Chính bởi vậy, những vận động thể chất phải trở thành một phần gắn liền với những hoạt động ăn uống, vui chơi, học tập của trẻ nếu muốn trẻ có được sự phát triển toàn diện. Nếu trẻ lười vận động vì không có ai tập luyện cùng, bạn hãy trở thành một người đồng hành lý tưởng với trẻ cho các kế hoạch nhỏ này.
Cho trẻ được chơi game
Nghe có vẻ đi ngược lại với mục đích giáo dục trí tuệ nhưng nếu đó là một trò chơi được thiết kế dành riêng với công dụng phát triển những kỹ năng vận động thô và giúp tăng cường trí nhớ thì bạn có thể để bé được thử phải không?
Để trẻ tránh xa đồ ăn vặt
Các loại bánh ngọt, snack, kẹo, socola… vốn có rất nhiều chất ngọt nhưng lại nghèo nàn về dinh dưỡng. Một đứa trẻ thường xuyên dùng những loại thực phẩm này trong ngày, nó có thể dẫn đến no giả và bỏ ăn. Sự thiếu hụt dinh dưỡng sẽ khiến trẻ yếu dần, mất sức và dễ bị nhiễm bệnh và ảnh hưởng đến chuyện học hành của bé.
Kích thích tò mò
Mẹ cần phải kích thích trí tò mò của bé và hướng nó phát triển theo đúng hướng.
Hầu như trẻ nhỏ nào cũng có tính tò mò. Tuy nhiên, để trí tò mò này không trở thành “tọc mạch” mà biến thành một vũ khí lợi hại để trẻ tiếp cận và nhận thức về vạn vật xung quanh mẹ cần phải kích thích và đưa bé phát triển theo đúng hướng. Đơn giản nhất việc bạn có thể làm hằng ngày là trò chuyện và đặt cho bé thật nhiều câu hỏi. Bạn cũng có thể mua cho bé những món đồ chơi lắp ráp phức tạp để trẻ tự tháo ra và lắp vào theo cách của mình. Mặt khác, vào những dịp cuối tuần, bạn có thể đưa trẻ đến những cánh đồng để trẻ được khám phá về cỏ cây và các con côn trùng xung quanh mình.
Tạo lập niềm yêu thích với sách
Ngay từ rất sớm, bạn hãy tập cho bé có niềm yêu thích đặc biệt với sách. Mỗi tối trước khi đi ngủ, hãy đọc cho trẻ nghe về một câu chuyện cổ tích xen lẫn những thông tin thú vị về các loại động vật, cây cỏ hoặc những thông tin liên quan đến các món đồ bé thường tiếp xúc như bút chì, thước kẻ,… Bé sẽ vừa có thêm những thông tin thú vị để hiểu hơn về thế giới xung quanh vừa được tiếp thu thêm nhiều vốn từ để mở rộng khả năng học học, giao tiếp và tư duy của mình. Nếu trường bé cũng có các hoạt động khuyến khích văn hóa đọc, bạn hãy đăng ký cho trẻ tham gia hoặc đơn giản chỉ ghi danh cho bé được đọc sách thư viện ở trường học.
Tập cho con sống tự tin
Với những thay đổi tâm sinh lý ở lứa tuổi thiếu niên, các bé rất dễ cảm thấy tự tin và mặc cảm về chính mình. Bạn hãy giúp trẻ vượt qua những khó khăn này bằng những việc làm cụ thể. Chẳng hạn, đăng ký cho bé tham gia những khóa học giao tiếp với các bạn bè cùng trang lứa, cùng con đến và tham gia vào các hoạt động mang tính xã hội, khuyến khích con tự làm chủ quản của một bữa tiệc nhỏ trong gia đình… Sau những lần thực hành giao tiếp, bạn sẽ khám phá được khả năng của chính mình và tự tin hơn trong cuộc sống và việc học tập.
Không bỏ bữa sáng
Chính bữa ăn sáng mới thực sự đem lại những lợi ích sức khỏe và trí não của trẻ.
Ở nước ta, bữa ăn sáng không được xem trọng như bữa tối và bữa trưa. Tuy nhiên, chính bữa ăn sáng mới thực sự đem lại những lợi ích sức khỏe và trí não của trẻ. Bởi sau một đêm dài nghỉ ngơi, não bộ và cơ thể cần nạp thêm năng lượng để sẵn sàng cho mọi hoạt động trong ngày. Khi cơ thể có đủ nguồn năng lượng cần thiết, trẻ sẽ có đủ sức để tập trung học tập và vận động.
Những việc trên đây có thể là những điều bạn luôn biết nhưng việc nghiêm túc theo đuổi và thực hành đến cùng hẳn không phải ai cũng làm được.
Yeutre.vn (Tổng hợp)