1. Đặc điểm của trẻ lên 6 tuổi
1.1. Đặc điểm phát triển thế chất
- Vận động thô: Ở độ tuổi này hầu như trẻ đã có các kỹ năng vận động tổng thể. Trẻ có thể chạy nhảy và kiểm soát sự cân bằng của cơ thể khi chơi đùa như: ném và chụp bóng nhỏ chính xác, chạy xe đạp, mang vác được vật cồng kềnh.
- Vận động tinh: Trẻ đã có thể hiểu và kiểm soát chính xác hơn các thao tác phức tạp như mặc quần áo, cột và thắt dây giày, viết, vẽ, tô màu chính xác hơn. Trẻ đã có thể tạo ra được một bức tranh chi tiết hoặc chơi những trò chơi ghép hình phức tạp như gấp giấy hay dùng kéo để cắt nhiều đồ đạc, nặn đất sét.
1.2. Đặc điểm phát triển về nhận thức
Trẻ 6 tuổi biết bắt chước thao tác của người lớn qua các trò chơi - Ảnh InternetỞ giai đoạn này trẻ đã có thể nắm bắt tốt khái niệm về số, có thể đếm tới 100, biết mình có bao nhiêu ngón tay, ngón chân. Các em cũng hiểu nhiều hơn về các sự vật liên quan với nhau, vì vậy có thể kể một câu chuyện mạch lạc về người và đồ vật trong một bức tranh hoặc dự đoán một sự kiện sẽ theo sau một sự kiện khác, chẳng hạn như đi đến công viên sau giờ học.
Trẻ bắt đầu hiểu rằng lượng của một vật không thay đổi dù thay đổi hình dạng. Ví dụ như khi đổ một lượng nước từ trong chiếc bình nhỏ sang chiếc bình lớn hơn thì lượng nước vẫn không thay đổi.
Các em cũng biết bắt chước người lớn thông qua các trò chơi giả vờ, đóng vai, gọi đúng tay trai - tay phải và biết làm theo các luật lệ. Các em cũng bắt đầu hình thành những quan tâm về thế giới xung quanh. Ba mẹ có thể nhận được những câu hỏi khó từ các bé như "em bé sinh ra từ đâu?",...Độ tuổi này các em dần hiểu về lòng tự trọng, lòng biết ơn, xấu hổ, ghen tị và có thể phân biệt được sự khác biệt giới tính.
1.3. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
Giai đoạn 6 tuổi trung bình trẻ biết trên 5.000 từ, có thể nhận ra những từ không quen thuộc và thường hỏi ý nghĩa của chúng.
Các em khá nhạy cảm với những vần điệu, thích hát và nghe theo những câu chuyện cười đơn giản. Những thông tin về tên, tuổi, ngày sinh, nơi ở các em đã có thể trả lời khá trôi chảy.
1.4. Phát triển cảm xúc xã hội
Trẻ 6 tuổi bắt đầu có sự chủ động trong kết bạn và học tập - Ảnh InternetLên 6 tuổi, trẻ có thể thể hiện và kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn. Các em ít có những bất ngờ bùng nổ sự tức giân hay buồn bã. Đôi khi trẻ cũng cần được trợ giúp để diễn đạt một sỗ những cảm xúc có độ trừu tượng cao hơn như sự thất vọng, ghen tuông,...
Đây là giai đoạn các em bắt đầu đến trường tiểu học, bắt đầu có sự chủ động, độc lập trong kết bạn hay học tập. Vì vậy các em cần những sự động viên, khích lệ từ người thân để tự tin hoàn thành các nhiệm vụ của mình.
Điểm cần lưu tâm là trong độ tuổi này một số nỗi sợ dần ít đi đồng thời ở trẻ lại hình thành nên những nỗi sợ mới như: Sợ phế bình, sợ kiểm tra, sợ cô đơn,...
2. Làm sao dạy con 6 tuổi?
Dạy con 6 tuổi nhận thức nhiều hơn về thế giới xung quanh, hướng ra ngoài các mối quan hệ xã hội là điều cần thiết trong giai đoạn này. Ba mẹ cần giúp trẻ trở nên độc lập hơn, thiết lập các quy tắc và phát triển nhiều kỹ năng cơ bản cho con.
- Dạy con 6 tuổi phát triển vận động
Cần tạo điều kiên để trẻ chơi các môn thể thao rèn luyện sức khỏe như bơi lội, yoga , múa, đá banh,...Những môn thể thao này còn có tác dụng rèn luyện một số kỹ năng cho trẻ như hợp tác, đàm phán, trách nhiệm, làm theo nguyên tắc, kiên trì.
- Dạy con 6 tuổi hỗ trợ cha mẹ công việc nhà
Các công việc gia đình đơn giản trong nhà cha mẹ có thể nhờ trẻ hỗ trợ như sắp xếp đồ chơi, trang trí bàn học, gấp quần áo, quét nhà,...
- Dạy con 6 tuổi kiến thức xã hội cơ bản
Trong độ tuổi này trẻ bắt đầu hướng ra ngoài và tìm hiểu nhiều hơn môi trường xã hội. Vì vậy, trẻ sẽ có thể chạy về nhà hỏi cha mẹ về nhiều thứ sau buổi học ở trường hay muốn cha mẹ giải đáp những khám phá mới mẻ mà mình mới vừa phát hiện, đôi khi cũng có những câu hỏi nhạy cảm chẳng hạn như về giới tính, sinh em bé,...Lúc này cha mẹ cần dành một chút thời gian để lắng nghe và giải đáp một cách đơn giản, chính xác cho trẻ cũng như khuyến khích trẻ đặt câu hỏi. Điều này khá quan trọng cho việc học tập sau này, trẻ sẽ trở nên chủ động, ham học hỏi và hứng thú hơn trong việc học.
- Dạy con 6 tuổi phát triển giao tiếp
Chơi và trò chuyện với trẻ mỗi ngày, ngay cả chỉ trong 10 phút. Chơi giúp cha mẹ có cơ hội bước vào thế giời của trẻ, biết những gì trẻ sẽ nghĩ và cảm nhận. Điều đó cũng giúp trẻ cảm nhận cha mẹ đang quan tâm và muốn dành thời gian với chúng.
Sau mỗi buổi học ở trường cha mẹ có thể hỏi thăm con về ngày hôm nay ở trường như thế nào. Lắng nghe để dành những lời khen tặng, động viên hay kịp thời hỗ trợ khi trẻ gặp khó khăn ở trường.
- Dạy con 6 tuổi phát triển cảm xúc
Cha mẹ có thể giúp con mình cảm nhận tại sao bé cảm thấy điều gì đó đồng thời nói lên những cảm xúc này. Phát triển cảm xúc cho con theo cách này sẽ giúp trẻ nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực, kiềm chế những cảm xúc tiêu cực, thông qua đó trẻ có thể hình thành và duy trì thiện cảm với mọi người xung quanh.
- Dạy con 6 tuổi biết tôn trọng kỷ luật
Cha mẹ giúp trẻ tạo ra các quy tắc hợp lý cho sự phát triển lành mạnh như mỗi ngày đi ngủ và thức dậy đúng giờ, học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp, mỗi ngày được xem tv bao nhiêu tiếng,...Nếu trẻ thắc mắc, cần giải thích cặn kẽ để trẻ hiểu và hợp tác hơn. Tuy nhiên, cha mẹ không nên lạm dụng các quy tắc khiến nó trở nên cứng nhắc và gò bó khi đó những quy tắc này sẽ trở nê phản tác dụng. Thay vì giúp trẻ trở nên độc lập và chủ động vô tình lại khiến trẻ chịu áp lực và sợ hãi.
- Dạy con 6 tuổi phát triển tính khám phá, sáng tạo
Thay vì bắt ép và bao bọc trẻ, cha mẹ cần tạo cho con không gian để các em được tự do khám phá và sáng tạo. Tìm hiểu sở thích của bé và cho con tham gia các lớp học nghệ thuật như vẽ, âm nhạc, vũ đạo,... sẽ là một trong những cách tuyệt vời giúp con phát triển tư duy một cách toàn diện.
Cha mẹ có vai trò quan trọng trong dạy con 6 tuổi phát triển nhận thức, vận động, kỹ năng giao tiếp, kiến thức xã hội. Thông qua đó, trẻ phát triển phù hợp với những yêu cầu đến từ môi trường học tập mới. Đây sẽ là một bước đà quan trọng giúp trẻ phát triển tốt hơn trong những giai đoan kế tiếp.
Nguyễn Oanh tổng hợp