Dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản mẹ nhất định phải biết

Viêm phế quản là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

banner ads

Bệnh không có dấu hiệu ban đầu rõ rệt khiến nhiều mẹ lầm tưởng con chỉ bị ho đơn thuần. Việc nhận biết các dấu hiệu viêm phế quản rất quan trọng trong việc điều trị bệnh kịp thời cho trẻ.

1. Nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản

51913-1-kham-cho-tre-0ee40-1386749120107.jpg

Trẻ có thể bị viêm phế quản khi thời tiết thayy đổi

- Hầu hết trẻ bị viêm phế quản đều chủ yếu do virus gây ra, sau đó thì bị bội nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, H. influenzae. Vi khuẩn này thường xuyên có ở mũi, họng, khi trẻ sức đề kháng yếu, vi khuẩn sẽ tăng mạnh và gây ra bệnh.

banner ads

- Ngoài ra, thời tiết thay đổi đột ngột, giao mùa cũng khiến trẻ dễ bị yếu đi, cơ thể chưa kịp thích nghi và bị bệnh.

- Khi trẻ bị virus tấn công, trẻ sẽ bị viêm đường hô hấp trên trước và có biểu hiện như ho, sổ mũi, cảm lạnh, viêm xoang. Nếu không được điều trị dứt điểm, tình trạng nặng hơn thì virus sẽ lan xuống hai cuống phổi, làm khí quản sưng phồng, tiết dịch nhầy trong phổi, ho nhiều và viêm phế quản.

2. Dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản

Viêm phế quản tuy là bệnh phổ biến nhưng lại ít được phát hiện sớm. Thường thì khi bệnh nặng, biểu hiện rõ như trẻ ho nhiều lần, nhiều tuần, bỏ bú, bỏ ăn, nôn ói mẹ mới cho trẻ đi khám. Khi tình trạng nặng, nếu điều trị không đúng, không kịp thời có thể khiến trẻ bị viêm phổi rất nguy hiểm. Vì vậy, khi thời tiết thay đổi hoặc khi thấy trẻ mệt hơn bình thường, mẹ cần chú ý các biểu hiện:

- Trẻ sốt kéo dài trong vài ngày và kèm theo ho từ 2 - 3 tuần.

- Trẻ ho nhiều hơn, đau rát cổ họng, mệt mỏi và có thể chán ăn, bỏ ăn, nôn ói.

- Khi họ thường xuất hiện đờm màu vàng hoặc xanh, đờm đục.

- Dễ bị kích thích ho trước mùi thuốc lá, bụi bẩn, môi trường độc hại.

3. Mẹ làm gì khi trẻ bị viêm phế quản?

51914-tre-bi-viem-phe-quan-2.jpg

Mẹ có thể cho trẻ đi bác sĩ để điều trị dứt điểm

- Khi trẻ bị viêm phế quản mẹ đừng vội vàn mua thuốc kháng sinh cho trẻ vì viêm phế quản là do virus gây ra, hầu hết thuốc kháng sinh sẽ không đem lại lợi ích gì trong việc tiêu diệt virus. Nó thường chỉ được chỉ định trong trường hợp có nhiễm khuẩn.

- Không nên tự ý cho trẻ uống thuốc ho vì thuốc ho sẽ làm ức chế cơn ho nhưng không điều trị tận gốc. Mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước ấm để giúp bé không bị tắc nghẽn sung huyết, làm sạch đường phế quản và tống đàm nhớt ra khỏi cuống phổi.

- Đối với trường hợp trẻ có nhiều đàm nhớt nhưng khó tống ra ngoài thì mẹ có thể đưa tới bác sĩ để được hút đàm nhớt và vật lý trị liệu hô hấp.

- Luôn giữ gìn nhà cửa vệ sinh sạch sẽ, không cho trẻ tới nơi đông người, không tiếp xúc với mùi thuốc lá, môi trường không sạch sẽ.

- Khi trẻ mới có triệu chứng ho hoặc sốt cần trị dứt điểm để tránh biến chứng về sau.

- Mẹ cần theo dõi tần suất ho, sốt ở trẻ, nếu trẻ có biểu hiện thở mệt, thở nhanh, da tái, bỏ ăn, nôn ói thì cần đưa bé đi gặp bác sĩ ngay.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI