I. XÉT NGHIỆM PHỤC VỤ CHO VIỆC CHẨN ĐOÁN CÓ THAI
1. Thử nước tiểu
Kiểm tra khả năng mang thai bằng que thử
Với xét nghiệm này, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà chỉ với một que thử. Que thử thai hiện nay đều dùng để đo nồng độ hormone HCG trong cơ thể thông qua nước tiểu. Chỉ sau 7-10 quan hệ tình dục bạn có thể thử kết quả thụ thai bằng que này.
Bạn có thể chọn que thử điện tử hoặc que thử giấy đều cho kết quả như nhau. Các loại que tốt, được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như:
Que thử thai FRER (First Response Early Result): loại que điện tử này nhanh và chính xác nhất tính đến thời điểm hiện tại. Kết quả cho biết sau 3 phút với đồng hồ dấu (+) là dương tính tức có mang, và dấu (-) là âm tính tức chưa có.
Que thử thai nhanh Quickstick: là que thử giấy sử dụng với một que giấy và khay đựng nước tiểu. Sau 5 phút, sẽ có lằn vạch hồng xuất hiện. Hai vạch cho biết kết quả dương tính và một vạch cho kết quả âm tính.
Que thử thai Quick Strip: cũng với cách sử dụng giống như que Qickstick.
2. Thử máu
Nồng độ HCG có thể được đo khi xét nghiệm máu. Khi nồng độ đo được trên 5 mIU/ml là dấu hiệu chính xác cho biết phụ nữ đã có mang. Xét nghiệm máu còn cho biết nhiều chỉ số khác liên quan đến thai nhi và kết quả bao giờ cũng chính xác hơn so với việc thử nước tiểu.
Để có kết quả, sau khi lấy mẫu máu từ bạn sau 5 tuần kể từ ngày trễ kinh, các nhân viên y tế sẽ tiến hành đo nồng độ HCG và đối chiếu theo chuẩn từ khoảng 20 - 7500 mIU/ml. Nếu nồng độ HCG càng cao khả năng mang song thai, đa thai là điều có thể xảy ra. Ngoài ra cũng có thể đây là hiện tượng mang thai giả. Hoặc nếu quá thấp có khả năng thai nhi phát triển yếu và có nguy cơ sinh non.
3. Siêu âm
Từ tuần thứ 6-10, khi siêu âm các bác sĩ sẽ phát hiện tim thai và xác định thai đã làm tổ trong tử cung cũng như số lượng phôi thai. Đây cũng là lần ước lượng ngày dự sinh.
Để siêu âm, các bác sĩ sẽ thoa một loại gel trong lên bụng mẹ và dùng đầu dò kết nối máy siêu âm để cho ra các hình ảnh sống động. Biện pháp này được chứng minh an toàn với các thai phụ nếu không quá lạm dụng.
II. SIÊU ÂM THAI
1. Siêu âm độ mờ da gáy
Siêu âm thai
Tuần 12 là một trong ba mốc siêu âm quan trọng nhất thai kỳ. Thông qua việc đo độ mờ da gáy, bác sĩ sẽ phát hiện được những bất thường liên quan đến nhiễm sắc thể như bệnh Down. Mức bình thường của độ mờ da gáy là 3.5mm. Nếu cao hơn mức này bé sẽ được chẩn đoán mắc hội chứng Down.
2. Siêu âm để xác định bất thường
Từ trong khoảng tuần thứ 18-20, thai nhi sẽ được tầm soát tổng thể về sức khỏe và sự phát triển của các cơ quan chính như tim, gan, dạ dày, phổi, tứ chi, xương. Đồng thời đây cũng là lúc xác định vị trí nhau thai.
3. Siêu âm tim
Từ tuần thứ 20 hoặc 22, siêu âm thai sẽ biết rõ những khuyết tật tim mạch của thai nhi.
4. Siêu âm đánh giá sức khỏe toàn diện
Từ tuần thứ 28 – 39, siêu âm để đánh giá toàn diện sức khỏe thai nhi như cân nặng, chiều dài thân, vị trí nhau… trước khi bé chào đời. Thai phụ cũng có thể chọn siêu âm màu Doppler để đánh giá chính xác hơn về lưu lượng máu vốn để đáp ứng cho sự tăng trưởng của bé.
III. CÁC XÉT NGHIỆM MÁU TRONG THAI KỲ
Không phải kỳ khám thai nào mẹ cũng được yêu cầu xét nghiệm máu nhưng việc này diễn ra cũng khá đều đặn. Xét nghiệm máu cho biết các thông tin về:
1. Nhóm máu và yếu tố Rh
Lấy mẫu máu từ mẹ để thực hiện các xét nghiệm máu cần thiết trong thai kỳ.
Gốc Rh chỉ về tình trạng protein trong tế bào máu. Nếu trong kết quả xét nghiệm máu của bạn có Rh, nó sẽ hiển thị Rh (+), nếu không sẽ là Rh (-). Trường hợp máu mẹ là Rh (-), trong khi con là Rh (+) thì các tế bào hồng cầu của bé sẽ bị phá hủy và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
2. Xét nghiệm đường máu
Xét nghiệm đường máu được thực hiện khi bụng đói sau khi nhịn 10 tiếng để giúp tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ.
3. Xét nghiệm viêm gan B
Viêm gan B có khả năng truyền từ mẹ sang con. Nếu phát hiện người mẹ nhiễm bệnh, trẻ ngay sau khi sinh cần được tiêm huyết thanh và vacxin phòng bệnh.
4. Xét nghiệm HIV
HIV hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải có thể khiến trẻ gặp nhiều nguy hiểm khi nó lây từ mẹ sang con nên cần được phát hiện sớm trong thai kỳ.
5. Xét nghiệm HPLC
Xét nghiệm này đánh giá khả năng liên quan của mẹ đến bệnh thalassemia, một căn bệnh thiếu máu di truyền.
6. Xét nghiệm VDRL
Xét nghiệm này giúp tìm ra kháng thể giang mai, một bệnh lây qua đường tình dục có khả năng truyền sang thai nhi.
7. Xét nghiệm CBC
Đây là xét nghiệm đánh giá về hoạt động lưu thông của các tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu trong máu. Do vậy, nó giúp tầm soát nguy cơ nhiễm trùng máu, thiếu máu, loạn máu... Theo đó, khi nồng độ hemoglobin trong máu thấp hơn 12 mg/dl, thai phụ sẽ được đánh giá là thiếu máu.
8. Xét nghiệm dung nạp glucose
Xét nghiệm dung nạp glucose
Từ tuần thứ 24 hoặc 28 của thai kỳ, thai phụ được cho uống 75g glucose. Sau 2 tiếng, họ sẽ được lấy mẫu máu để xét nghiệm. Nếu lượng đường trong máu cao hơn ngưỡng 140 mg/dl, mẹ có nhiều khả năng đã mắc bệnh tiểu đường và điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
9. Xét nghiệm nhiễm ký sinh trùng và hội chứng sảy thai liên tiếp
Cả hai loại xét nghiệm này đều cần mẫu máu và thường áp dụng cho người có tiền sử nạo phá thai.
10. Xét nghiệm di truyền
Để đánh giá sâu hơn về sức khỏe mẹ và bé, xét nghiệm di truyền sẽ được thực hiện dựa trên mẫu máu của các đối tượng như thai phụ lớn tuổi (> 35), tiền sử bố mẹ hoặc gia đình có người mắc dị tật bẩm sinh, tiền sử nạo phá thai nhiều, mẹ mắc bệnh tiểu đường, bất thường trong các siêu âm xét nghiệm.
Xét nghiệm di truyền bao gồm:
Xét nghiệm alpha fetoprotein trong huyết thanh người mẹ (MSAFP)
: thực hiện khi đến tuần thứ 15-18 của thai kỳ để đánh giá nguy cơ mắc bệnh di truyền và rối loạn thận. Lưu ý, với người mang song thai, đa thai, chỉ số này cũng có dấu hiệu tăng nên cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác trước khi đi đến chẩn đoán.
Xét nghiệm Triple (Triple Test) và xét nghiệm Quadruple (Quad Test):
thực hiện từ tuần thứ 15-18 của thai kỳ nhằm phát hiện hội chứng Down.
Xét nghiệm Acetylcholine esterase (AChE):
thực hiện từ tuần thứ 15-18 của thai kỳ nhằm đánh giá nguy cơ mắc chứng rối loạn di truyền.
Xét nghiệm Inhibin A:
thực hiện từ tuần thứ 15 - 18 của thai kỳ nhằm đánh giá nguy cơ di truyền như hội chứng Down.
IV. CÁC XÉT NGHIỆM KHÁC
1. Kiểm tra tuyến giáp
Việc kiểm ra tuyến giáp nhằm đánh giá lượng hormone trong tuyến giáp, yếu tố ảnh hưởng quá trình phát triển não bộ của thai nhi. Nếu lượng hormone đo được trong tuyến giáp thấp hơn mức 3mlU/L là bình thường và cao hơn là bất thường, cần được theo dõi các biến chứng có thể xảy ra.
2. Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu được thực hiện đều đặn nhằm tầm soát chứng tiền sản giật và bệnh tiểu đường thai kỳ.
Xét nghiệm nước tiểu trong suốt thai kỳ nhằm đánh giá lượng protein và đường, giúp tầm soát chứng tiền sản giật và bệnh tiểu đường thai kỳ.
V. CÁC XÉT NGHIỆM CHUYÊN SÂU
Khi những xét nghiệm trên cho kết quả bất thường, thai phụ sẽ được tư vấn để làm các xét nghiệm chuyên sâu:
1. Chọc dò ối
Kỹ thuật chọc dò ối
Đây là một thủ thuật mang tính chất xâm lấn, được thực hiện sau khi thai đã đủ 14-16 tuần. Các nhân viên y tế dùng kim chọc vào bụng thai phụ lấy đi một lượng vừa đủ chất dịch bao quanh em bé để kiểm tra lại khả năng mắc dị tật của thai nhi. Thông thường, sau 3-4 tuần sẽ có kết quả chẩn đoán.
2. Sinh thiết nhau thai (CVS)
Kỹ thuật CVS sẽ lấy đi một mẫu tế bào của thai nhi thông qua đường âm đạo (từ tuần 10-12 của thai kỳ) hoặc bụng mẹ (sau tuần 10 trở đi) nhằm phát hiện những bất thường ở nhiễm sắc thể. Thông thường, sau 24 giờ sẽ có kết quả.
Vậy là với tất cả các xét nghiệm, siêu âm này, mẹ có thể yên tâm cùng con vượt qua thai kỳ mỹ mãn rồi nhé!
Yeutre.vn (Tổng hợp)