Con "kém cỏi" là do ba mẹ thường mắc 3 sai lầm này khi nuôi dạy con

Về bản chất, thật ra không phải “con cái có vấn đề” mà chỉ có “người lớn có vấn đề” mà thôi.

banner ads

Một bà mẹ trẻ đến hỏi một vị giáo sư: “Con tôi không nghe lời, không thích học vậy phải làm thế nào ạ?". Vị giáo sư mỉm cười hỏi lại: “Chị đã từng đi photo chưa? Nếu trên bản photo có chữ lỗi vậy chị sẽ sửa bản photo hay bản gốc?”. Từ đây có thể thấy, cả gia đình cũng như bộ máy photocopy vậy, bố mẹ là bản gốc, con cái chính là bản sao. Trước khi kỳ vọng và yêu cầu từ con cái, bạn cần nhìn nhận mọi vấn đề từ bản thân một cách đúng mực.

47935-tre-cai-nhau-la-tot.jpg

1. Vấn đề bạn nhìn thấy ở con cái chính là phản chiếu vấn đề từ bản thân bạn

Đối với một gia đình mà nói, bố mẹ là gốc rễ, con cái là hoa. Nếu hoa có vấn đề thì phần nhiều chính là do trục trặc từ gốc rễ. Vấn đề mà các bậc phụ huynh thường nhìn thấy ở con mình kỳ thực là vấn đề của họ đang “nở hoa” trên người con trẻ. Con cái giống như một tấm gương phản chiếu của bạn. Cho nên về bản chất, thật ra không có “con cái có vấn đề” mà chỉ có “người lớn có vấn đề” mà thôi.

Nếu con cái trong mắt bạn là có vấn đề thế thì ai đã tạo ra nó? Thực tế chính bạn đã tạo ra những khái niệm vấn đề, sau đó bạn phản chiếu lên bản thân con trẻ. Vì vậy, khi bạn nhìn thấy con mình không ổn, thay vì vội vàng quy kết và “đào bới” vấn đề của con, thì trước hết hãy tìm kiếm căn nguyên từ bản thân mình đã.

Ví dụ trẻ cứ khóc quấy suốt ngày, không ngoan ngoãn như những đứa trẻ khác, trước khi cho rằng do bản thân trẻ “khó nuôi” thì hãy xem lại cách chăm sóc của bạn và những thành viên khác xem đã khoa học chưa, và có mắc phải lỗi gì khiến trẻ trở nên như vậy hay không.

2. Sợ hãi của bạn càng nhiều thì bạn đòi hỏi con cái càng nhiều hơn

Nếu bạn là một ông bố, bà mẹ lúc nào cũng đầy nỗi lo và sợ hãi thì chắc chắn bạn sẽ thấy con mình là một đứa trẻ “có vấn đề”. Nỗi sợ của bạn càng lớn, thì vấn đề của trẻ trong mắt bạn càng nhiều. Nguyên nhân là do khi sợ hãi, bạn sẽ càng có khuynh hướng phải “nắm bắt” một thứ gì đó để tạo cảm giác an toàn cho mình. Tuy nhiên, thứ điều khiển là bộ não nhưng trẻ con lại vốn là những trái tim tự do, chúng giống như nước chảy vậy, rất khó để nắm bắt. Điều này khiến cho bạn càng muốn nắm bắt, điều khiển và khống chế thì càng không làm gì được như ý muốn.

Khi bạn càng có nhiều nỗi sợ trong cuộc sống, bạn sẽ yêu cầu con cái càng nhiều, từ đó mà vấn đề ở trẻ cũng nhiều lên trong mắt bạn. Chẳng hạn bạn lúc nào cũng lo lắng về tiền bạc, như thế trong quá trình nuôi dạy con chắc chắn bạn sẽ kỳ vọng chúng sau này trở thành người có năng lực kiếm thật nhiều tiền, và khi con mình chưa trưởng thành đến tương lai xa đó thì bạn lại luôn thấy con mình kém cỏi và có nhiều vấn đề trong tính cách, sức khỏe, học tập… Những thứ là tiền đề để sau này con bạn có đủ khả năng kiếm nhiều tiền như mong đợi của bạn.

Bởi thế, có khi bản thân con trẻ không hề có vấn đề, nhưng chính do sự áp chế và phán đoán chủ quan của bạn mà trẻ trở thành một đứa con khó nuôi dạy mà thôi.

3. Khi bạn là một ông bố, bà mẹ mạnh mẽ thì con cái mới trưởng thành khỏe mạnh

Ai cũng đều kỳ vọng con cái của mình sau khi trưởng thành có đủ năng lực về trí tuệ. Vậy làm thế nào để đạt được mong muốn này? Đó là hãy để trẻ phát triển thuận theo tự nhiên. Muốn vậy thì trước hết bạn phải là một ông bố, bà mẹ tự tin, mạnh mẽ và biết tự nhận thức bản thân. Khi bạn hiểu mọi vấn đề của mình thì cách nuôi dạy con mới sáng suốt, không áp đặt và cực đoan khiến trẻ không thể phát triển một cách khỏe mạnh.

Theo VNE

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI