Có phải động thai sẽ dẫn đến sẩy thai?

Khi mang thai, ai cũng mong muốn có được một thai kỳ thành công để đợi ngày “mẹ tròn con vuông”. Vậy mà, đôi lúc mẹ lại được nhận được những... thông báo từ cơ thể cho biết thai động. Vậy, động thai có dẫn đến sẩy thai?

banner ads

Dấu hiệu động thai

6088-dong-thai-2.jpg

Đau bụng dưới và xuất huyết âm đạo trong khoảng 3 tháng đầu là dấu hiệu động thai.

Động thai là khi mẹ được cơ thể báo cho biết những dấu hiệu dọa sẩy thai. Thông thường, đó là cảm giác đau lưng có thể kèm theo cơn ớn lạnh, đau vùng bụng dưới, xuất hiện một ít máu tươi màu hồng nhạt hoặc màu nâu ở vùng âm đạo. Trong một số trường hợp, có người sẽ ra máu nhiều hơn.

Các yếu tố gây động thai

Xét các yếu tố dọa sẩy thai thì các bất thường nhiễm sắc thể, bất đồng nhóm máu hoặc bệnh lý ở mẹ là những yếu tố được nhắc đến trước hết.

Bên cạnh đó, không thể không kể đến các bất cẩn do mẹ sơ xuất như trơn trượt, té ngã, di chuyển nhiều, vận động quá sức…

6094-xoa-bung-bau.jpg

Xoa bụng thường xuyên gây ra những cơn co thắt bất thường dẫn đến động thai.

Một số hành động thiếu nhận thức như xoa bụng thường xuyên, se đầu vú… cũng có thể gây ra những cơn co thắt bất thường dẫn đến động thai hoặc sẩy thai.

Ngoài ra, việc giao hợp quá mạnh trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ cũng có thể dẫn đến nguy cơ động thai.

Động thai và sẩy thai

Như đã nói, động thai được hiểu như dấu hiệu tiền báo cho sẩy thai. Tuy nhiên, không phải trường hợp động thai nào cũng dẫn đến sẩy thai. Vì vậy, sẽ tùy theo mức độ động thai để xác định trường hợp cụ thể.

Trường hợp thứ nhất:

6087-nghi-ngoi.jpg

Tích cực nghỉ ngơi, bồi bổ để vượt qua trình trạng động thai.

Mẹ được chẩn đoán động thai nhưng cổ tử cung chưa mở, tim thai vẫn hoạt động bình thường. Lúc này, mẹ cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, tích cực nghỉ ngơi, bồi bổ để vượt qua trình trạng nguy hiểm. Phần lớn trường hợp này thai nhi vẫn có thể tiếp tục phát triển bình thường cho đến cuối thai kỳ.

Trường hợp thứ hai:

Mẹ được chẩn đoán sẩy thai và cổ tử cung đã mở. Song, thai nhi vẫn chưa ra khỏi cổ tử cung. Trường hợp này cần tuân theo hướng dẫn chuyên môn để xử lý.

Trường hợp thứ ba:

Xuất huyết nhiều và kéo dài liên tục. Thai nhi đã ra tuột khỏi cổ tử cung. Lúc này mẹ phải chấp nhận rằng đã sẩy thai.

Phòng tránh động thai

Ba tháng đầu thai kỳ được xem là thời gian cực nhạy với những chấn động thai. Vì thế, mẹ cần tránh xa các yếu tố gây động thai đã nêu trên.

Thêm vào đó, mẹ nên nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, tìm cách thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Động thai có thể vượt qua nhưng cũng rất dễ lặp lại với mức độ nặng hơn nên một khi đã có tiền sử động thai trước đó nên có một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi riêng cho bản thân để tiếp tục một thai kỳ như mong đợi.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI