Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về chu kỳ kinh nguyệt của mình, những điều nên và không nên làm khi đến tháng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường chỉ xảy ra ở phụ nữ và biểu hiện người phụ nữ có khả năng sinh sản. Mỗi tháng âm đạo sẽ ra máu một lần, và thời gian hành kinh hay ngày có kinh nguyệt thường kéo dài trung bình 3-5 ngày. Một số chị em có kinh trong 2-7 ngày vẫn được coi là bình thường.
Hiện nay, độ tuổi trẻ em gái bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên thường là 12-15 tuổi, thậm chí sớm hơn 8-10 tuổi do điều kiện sống, chế độ ăn uống tốt hơn trước rất nhiều. Việc này đánh dấu sự dậy thì nhanh chóng từ bé gái thành một thiếu nữ có khả năng sinh sản.
Còn khi người phụ nữ bước sang tuổi 45-55 tuổi, khi xuất hiện lần hành kinh cuối cùng nghĩa là bạn đã bước vào tuổi mãn kinh, kinh nguyệt hoàn toàn chấm dứt, sức khỏe cũng bắt đầu có dấu hiệu suy yếu khi nồng độ hormone estrogen cạn kiệt dần.
Vì sao lại có ngày kinh nguyệt hàng tháng?
Hàng tháng, khi gần đến ngày rụng trứng, cơ thể người phụ nữ tiết ra một lượng lớn hormone estrogen giúp làm dày niêm mạc tử cung, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để trứng và tinh trùng gặp nhau. Khi hàm lượng hormone estrogen tăng thì hàm lượng hormone LH cũng tăng theo, kích thích buồng trứng giải phóng trứng chín, trứng sau khi rụng ở xuất hiện ở cổ tử cung.
Nếu khi trứng rụng, người phụ nữ có quan hệ tình dục không bảo vệ, người nam xuất tinh vào âm đạo của người nữ thì khả năng trứng sẽ gặp tinh trùng và xuất hiện sự thụ tinh, dẫn tới mang thai.
Ngược lại, nếu trứng không được thụ tinh thì lớp niêm mạc tử cung teo dần, bong ra khiến cho nồng độ hormone estrogen và hormone LH giảm dần. Các mạch máu nuôi dưỡng lớp niêm mạc cũng dừng lại. Cổ tử cung lại tiếp tục co bóp vào đào thải ra ngoài các mạch máu bị đứt này cùng với trứng rụng và lớp nội mạc bong tróc. Tất cả chất này chính là thành phần của máu kinh nguyệt mà hàng tháng chị em vẫn thấy xuất hiện.
Cơ thể sẽ thay đổi như thế nào khi đến ngày kinh nguyệt?
Chuẩn bị bước vào những ngày kinh nguyệt, chị em phụ nữ nhận thấy có hàng loạt các dấu hiệu báo trước như “núi đôi” căng tròn dẫn đến cảm giác khó chịu đau nhức, tính tình người phụ nữ trở nên dễ cáu gắt, bị đầy hơi, thèm ăn, mọc mụn trứng cá, đau đầu… Đây là những triệu chứng dấu hiệu báo ngày đèn đỏ mà được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), chúng như những dấu hiệu báo trước thời kỳ kinh nguyệt sắp đến. Các dấu hiệu triệu chứng này đến khi chuẩn bị ngày đèn đỏ và sẽ ra đi khi hết kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra một hiện tượng hay gặp đó chính là “đau bụng kinh“. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do trong những ngày kinh nguyệt tử cung co thắt quá độ, do tử cung co thắt không bình thường, hay do tăng cao hàm lượng PG trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung, còn có thể do rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra cũng có thể do tâm lý ( căng thẳng, bực bội, stress…), môi trường sống bị ô nhiễm, do vận động quá mạnh trong những ngày bị kinh nguyệt…hoặc cũng có thể là do chị em phụ nữ bị mắc phải các bệnh lý về phụ khoa hoặc bị rối loạn nội tiết. Đau bụng kinh có thể diễn ra trước kỳ kinh 1 vài ngày hoặc trong những ngày đầu của kỳ kinh nguyệt. Mức độ đau bụng kinh ở mỗi người là khác nhau có trường hợp không đau, lại có trường hợp đau dữ dội phải dùng tới thuốc giảm đau.
Một vài chị em lại có tình trạng chuột rút một vài ngày đầu trong những ngày đèn đỏ – đây là tác dụng phụ của một loại hormone có tên gọi là prostaglandin. Khi bị chuột rút trong giai đoạn nhạy cảm này, bạn sẽ cảm thấy đau vùng bụng dưới hoặc đau vùng chậu với cường độ thay đổi khác nhau tùy mỗi người. Cơn đau có thể lan lên phần thắt lưng và bụng trên, thậm chí nhiều người có thể cảm thấy bị nhức đầu, mệt mỏi. Tình trạng này thường chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ và kéo dài 1,2 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt.
Vào ngày kinh nguyệt bạn nên và không nên làm gì?
Nên:
- Thay băng vệ sinh dưới 4 tiếng 1 lần. Rửa sạch bộ phận sinh dục mỗi lần thay băng.
- Uống nhiều nước
- Nên sử dụng các loại thực phẩm sau: bắp cải, bưởi, thịt nạc, rau cần, gạo tẻ, trứng vịt, mướp, bí đao, rong biển, nấm hương – làm mát gan; thịt dê, táo tàu, táo, thịt gà, thịt bò, trứng gà, sữa tươi, ích mẫu, đương quy, đường đỏ – lợi cho kinh nguyệt . Thực phẩm bổ sung canxi, ma-giê, kali (do bị mất theo máu).
- Nghỉ ngơi hợp lý
- Nên chú ý giữ ấm cho cơ thể, không để bị ướt mưa hay bị lạnh, không nên tắm bằng nước lạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế chuyện phòng the và không nên bơi lội trong thời kì này.
Không nên:
- Không xối hay xịt nước quá sâu vào bên trong âm đạo
- Không sử dụng băng vệ sinh quá lâu hơn 4 tiếng mới thay
- Không nên đấm lưng bởi đấm lưng làm cho khung xương chậu càng thêm xung huyết, lại càng làm đau lưng thêm.
- Không tắm quá nhiều và quá lâu trong thời kỳ đèn đỏ vì rất dễ làm các các loại khuẩn xâm nhập vào tử cung, gây viêm nhiễm đường sinh dục, viêm phụ khoa.
- Không nhổ răng hay tiểu phẫu.
- Không ăn mặn, ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, hải sản và sử dụng các loại chất kích thích
- Không ăn đồ ăn lạnh vì dễ dẫn đến đau bụng kinh.
Có nên quan hệ trong ngày kinh nguyệt hay không?
Đa số mọi người thường có suy nghĩ, đến “ngày kinh nguyệt” là không quan hệ được. Nhưng thực tế là ngày kinh nguyệt chị em phụ nữ dễ đạt được “khoái cực” hơn và hết quan hệ ngày đèn đỏ còn có rất nhiều tác dụng tuy nhiên cần được đặc biệt chú ý khi quan hệ do khả năng bị viêm nhiễm cao hơn bình thường.
Chu kỳ kinh nguyệt rất quan trọng đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, quyết định trực tiếp tới việc mang thai. Bởi vậy bạn nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình hàng tháng để nắm được tình trạng sinh lý của bản thân.
Yeutre.vn (Tổng hợp)