Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh không?

Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh không luôn là câu hỏi khiến nhiều mẹ băn khoăn. Liên quan đến vấn đề này, nhiều câu hỏi được đặt ra như tại sao cần cắt bao quy đầu cho trẻ, khi nào thì nên cắt bao quy đầu là phù hợp,...Để hiểu chi tiết cặn kẽ hơn, Yeutre.vn mời bố mẹ cùng tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé. 

banner ads

Có một số mẹ do nghe theo lời khuyên của nhiều người, tự ý đưa con đi cắt bao quy đầu quá sớm làm cho trẻ mỗi lần đi tiểu tiện lại khóc thét vì đau đớn. Tuy nhiên, cũng có trẻ tiểu tiện khó khăn vì bao quy đầu có dấu hiệu bất thường, song mẹ lại không phát hiện, để có cách khắc phục cho con. 

có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh
Trước khi đặt vấn đề có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh không - bạn nên hiểu rõ về tình trạng bao quy đầu của trẻ? - Ảnh Internet

1. Bao quy đầu là gì?

Bao quy đầu là phần da che phủ quy đầu. Trước khi trẻ chào đời, bao quy đầu và đầu dương vật phát triển như một thể thống nhất, dính chặt với nhau. Dần dần, mặt trong của bao quy đầu và lớp da của đầu dương vật bắt đầu tách rời nhau, nhờ hiện tượng bong tế bào ở bề mặt mỗi lớp. Biểu mô của hai lớp này thường xuyên được thay mới. Tế bào chết tích tụ thành chất tiết trắng, dần dần được đẩy ra ngoài qua phần chóp của bao quy đầu. Nhưng thực tế, phải mất 5-10 năm hoặc hơn, quá trình tách mới hoàn thành, và bao quy đầu mới có thể lộn được khỏi đầu dương vật về phía bụng.

2. Quá trình phẫu thuật cắt bao quy đầu

Theo nghiên cứu, có khoảng 96% trẻ em mắc chứng dài hoặc hẹp bao quy đầu  khi mới sinh. Cắt bao quy đầu là cắt vòng quanh, thực chất là phẫu thuật cắt bỏ phần da phía đầu dương vật. Sau khi phần da này được bôi loại kem gây tê hoặc chích thuốc tê, bác sĩ dùng một dụng cụ hình chuông đưa vào bên dưới bao quy đầu để tách nó ra khỏi dương vật, sau đó sử dụng kéo, dao mổ hoặc kẹp chuyên dụng để cắt lớp da này đi. Quá trình này thường mất khoảng 10 phút.

cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh
Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh phụ thuộc vào quyết định của cha mẹ - Ảnh Internet

2.1 Lợi ích của việc cắt bao quy đầu

  • Ngăn ngừa và điều trị hẹp bao quy đầu.
  • Ngăn ngừa viêm bao quy đầu và viêm quy đầu.
  • Loại bỏ nguy cơ ung thư dương vật
  • Giảm tỉ lệ bị nhiễm trùng tiểu 10 lần.

2.2 Một số rủi ro khi cắt bao quy đầu

Sau khi cắt bao quy đầu cũng có một ít trẻ gặp biến chứng sau khi cắt quy quy đầu. Rủi ro có thể gặp phải như:

  • Xuất huyết (chảy máu mất kiểm soát)
  • Nhiễm trùng
  • Lở loét
  • Hẹp lỗ niệu đạo (cuối lỗ niệu đạo bị hẹp hoặc nghẽn)
  • Tổn thương niệu đạo (ống thông nước tiểu nối từ bàng quang)
  • Loại bỏ quá nhiều da
  • Cắt bỏ dương vật (tỉ lệ 1/1.000.000)
  • Biến chứng do gây mê
  • Tổn thương tâm lý
  • Hẹp bao quy đầu thứ phát
  • Dị tật cong dương vật thứ phát (tình trạng đầu dương vật cong xuống dưới)

Theo thống kê, có nhiều ca cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh đã được thực hiện mà không gây mê. Một trong những lý do được các bệnh viện đưa ra là trẻ sơ sinh còn quá nhỏ sẽ không nhớ về việc chúng bị đau. Việc này có thể để lại hậu quả lâu dài ngay cả khi trẻ không có trong ý thức bộ nhớ.

trẻ sơ sinh khóc
Cắt bao quy đầu không gây tê khiến bé tổn thương tâm lý - Ảnh Internet

3. Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh không?

Theo khảo sát chỉ có 0,5% trẻ sơ sinh gặp biến chứng khi cắt bao quy đầu , tuy nhiên không có biến chứng nào quá nghiêm trọng. So với trẻ sơ sinh, trẻ trên 1 tuổi có nguy cơ gặp biến chứng nhiều hơn.

Tại Việt Nam, vẫn chưa có quy định hay khuyến cáo nào của các cơ quan y tế về việc cắt bao quy đầu ở trẻ sơ sinh. 90% trẻ em từ 3 – 4 tuổi có thể tụt bao quy đầu một cách dễ dàng và không cần nhờ bất kỳ sự can thiệp y tế nào.

Các trường hợp cắt bao quy đầu chỉ diễn ra khi bao quy đầu gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể như gây mất vệ sinh, viêm nhiễm bộ phận sinh dục, trẻ tiểu tiện khó khăn do tình trạng hẹp bao quy đầu gây ra…

Tuy nhiên các bác sĩ lưu ý, việc cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh nên hay không nên, không phải do cha mẹ quyết định mà bác sĩ là người đưa ra quyết định cuối cùng. Do đó, khi trẻ bị dài, hẹp bao quy đầu cha mẹ nên đưa bé đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa. Nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu hay bao quy đầu bị dài và có kèm theo các dấu hiệu bị viêm nhiễm, bác sĩ sẽ điều trị viêm ổn định trước khi tiến hành làm thủ thuật cắt bao quy đầu cho trẻ.

có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh
Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh là do bác sĩ quyết định - Ảnh Internet

Trong trường hợp dù trẻ còn nhỏ nhưng nếu xuất hiện có xuất hiện các triệu chứng của tiểu khó hay viêm nhiễm như khi tiểu phải rặn và làm phồng bao quy đầu, trẻ quấy khóc và đỏ mặt mỗi khi đi tiểu, da quy đầu tấy đỏ,…Cha mẹ cần cho trẻ đi khám ngay tại cơ sở y tế. Lúc này các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Hy vọng vọng với nội dung chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn có thêm thông tin bổ ích, giải đáp thắc mắc cho việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Trước khi bố mẹ quyết định cho trẻ cắt bao quy đầu, hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế để tham vấn ý kiến của các chuyên gia bác sỹ bố mẹ nhé.

Ngọc Huyền tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI