Chọn tã cho bé như thế nào và những lưu ý cần thiết bố mẹ nên biết

Việc lựa chọn tã cho bé phụ thuộc vào tiêu chí của bạn và gia đình. Trong một vài năm đầu đời, bé sẽ phải dùng rất nhiều tã – có lẽ khoảng 6000 cái. Vì vậy, có nhiều yếu tố chúng ta cần xem xét như giá cả, tính tiện lợi và sự ảnh hưởng tới môi trường.

banner ads

1. Các loại tã thông dụng

Hiện nay có rất nhiều loại tã cho bé được sản xuất, một số loại có thể tái sử dụng, một số lại là loại dùng một lần.

1.1 Loại tã có thể tái sử dụng

  • Tã vải vuông : được gấp lại và cố định bằng ghim hoặc kẹp, và sử dụng hiệu quả nhất khi kết hợp với một lớp lót chông nước hoặc lớp tã nỉ bọc bên ngoài. Loại tã này vừa vặn và được làm bằng loại vải hấp thủ chất lỏng như sợi cotton, gai dầu, tre hoặc hỗn hợp. Chất tẩy rửa thường làm loại tã này cứng dần, vì vậy bạn nên dùng loại sợi len tổng hợp.
  • Tã all-in-one : loại tã này có lớp chống thấm bên ngoài hoặc gần lớp ngoài cùng. Nó dễ dùng như loại tã dùng một lần nhưng rẻ hơn. Loại này cũng không cần phải ngâm hay tẩy trắng nhiều lần và có thể buộc bằng khóa Velcro, kẹp hoặc đinh bấm.
  • Tã túi : có lớp vỏ bọc bên ngoài chống thấm, với một lớp được khâu 3 mặt vào lớp bọc và mở một đầu để có thể chèn các loại vật liệu hấp thụ chất lòng vào. Mức độ hấp thụ sẽ phụ thuộc vào loại vật liệu được chèn vào.
Tã có thể tái sử dụng
Tã tái sử dụng có các loại khác nhau tùy lựa chọn của mẹ. Ảnh Internet

1.2 Loại tã dùng một lần

  • Các loại tã dùng một lần : thường bao gồm một lớp ngoài bằng nhựa, một lớp siêu thấm bằng chất hóa học và một lớp lót bên trong. Chúng được đóng gói theo kích cỡ khác nhau và được sản xuất hàng loạt cho các độ tuổi.
  • Loại tã có khả năng phân hủy sinh học : sử dụng phương pháp hấp thụ không hóa học và sẽ phân hủy hoàn toàn theo thời gian khi bị bỏ đi. Loại tã này được sản xuất từ nhiều loại vật liệu khác nhau như tre, vải và bột giấy. Sử dụng loại tã này cũng có lợi hơn cho môi trường nhưng chúng lại đắt hơn loại tã không phân hủy sinh học.

1.3 Chi phí và sự thuận tiện

Khi cân nhắc những ưu và nhược điểm của tã có thể tái sử dụng và tã dùng một lần, bạn có thể suy nghĩ về một số vấn đề sau:

  • Chi phí tài chính như thế nào? Tã vải nhìn chung là rẻ hơn, nhưng bạn có thể chuyển đổi giữa các loại trong suốt thời gian bé phải dùng tã, vì vậy bạn nên xem xét về vấn đề chi phí. Bạn có thể phân tích sự khác nhau về chi phí giữa loại tã có thể tái sử dụng và tã dùng một lần – hãy tính xem có bao nhiêu cái tã trong gói tã dùng một lần và bao nhiêu tã lót cần sử dụng mỗi ngày. Như vậy bạn sẽ tính được bạn chi bao nhiêu tiền cho tã dùng một lần.
  • Bạn sẽ muốn giặt tã hơn thay vì vứt chúng đi? Ví dụ, bạn có thể cân nhắc thời gian giặt tã bẩn so với mùi của tã lót bẩn trong thời gian chúng vẫn còn trong thùng rác.
  • Khi ra ngoài thì sao? Bạn thấy loại tã nào tiện dụng hơn và điều này có quan trọng với bạn không?
  • Loại tã nào hiệu quả nhất? Có vẻ như một loại ít rò rỉ và ít phải thay đổi thường xuyên hơn? Ví dụ loại tã tái sử dụng được sẽ phải thường xuyên thay đổi hơn loại tã dùng một lần.
  • Chi phí đối với môi trường thì như thế nào? Các lựa chọn thân thiện với môi trường có quan trọng với bạn không?
Tùy theo mức chi phí và yêu cầu sự thuận tiện mà mẹ có thể chọn các loại tã phù hợp.
Tùy theo mức chi phí và yêu cầu sự thuận tiện mà mẹ có thể chọn các loại tã phù hợp. Ảnh Internet

2. Hãy sắp xếp mọi thứ khi thay tã cho con

Ngoài việc chọn lựa loại tã, việc thay tã cho bé cũng có một số lưu ý hữu ích dành cho bố mẹ.

Để thay tã cho con diễn ra suôn sẻ, bạn hãy chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng ở một chỗ trước khi bạn bắt đầu. Tốt nhất nên thay tã cho bé trên một tấm lót hoặc một tấm khăn trải trên sàn (hoặc trên mặt phẳng), đặc biệt nếu bạn có nhiều con. Như vậy nếu bạn cần để ý tới bé khác trong một lúc thì bé cũng không bị ngã.

Bạn hãy ngồi xuống để đỡ bị đau lưng. Nếu bạn dùng một chiếc bàn thì hãy luôn luôn để mắt tới bé. Bạn không nên đi khỏi hoặc quay lưng lại với bé dù trong khoảnh khắc. Việc bé bị rơi khỏi bàn và bị thương trong khi mẹ đang tìm tã hoặc khăn lau ở chỗ khác là điều rất thường xảy ra.

Hãy luôn chuẩn bị lượng tã dồi dào. Nếu bạn dùng tã vải thì sẽ cần một khoảng thời gian để quen với cách dùng, cách quấn tã và gấp tã sao cho đúng. Bạn hãy giặt tã trước để làm chúng mềm hơn. Hãy cẩn thận chọn đúng kích cỡ tã so với cân nặng của bé.

Bạn cũng cần chuẩn bị cả bông cotton, nước ấm và khăn lau. Việc chuẩn bị những bộ đồ tiện dụng để dự phòng cũng rất hữu ích, đặc biệt là trong những tuần đầu sau khi sinh bé.

3. Bắt đầu thay tã cho bé

Nếu tã của bé đã dơ, hãy dùng phần tã còn sạch để lau sạch phân còn dính ở mông bé, sau đó dùng bông cotton và nước ấm (hoặc khăn và xà phòng cho trẻ sơ sinh) để vệ sinh sạch hoàn toàn cho bé.

Đối với bé gái, hãy lau từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn vào âm đạo của bé. Đối với bé trai, hãy vệ sinh xung quanh bi và dương vật, nhưng không cần phải kéo phần bao quy đầu xuống. Tương tự như vậy, việc vệ sinh sạch cho bé khi bé tè cũng không kém phần quan trọng.

Nếu bạn dùng tã vải, hãy đặt một miếng lót tã vào sau đó quấn tã cho bé. Bạn hãy điều chỉnh tã cho vừa với phần hông và chân của bé. Nếu bạn dùng tã mặc một lần, hãy để ý không để nước hoặc kem bôi dây vào các miếng dính vì chúng sẽ hết dính và không thể dán được.

Khi thay tã cho bé , bạn hãy trò chuyện và cười với bé. Việc này sẽ giúp cả bạn và bé được thoải mái,cũng giúp ích cho việc phát triển của bé nữa.

Khi thay tã, bạn hãy trò chuyện và cười với bé.
Khi thay tã, bạn hãy trò chuyện và cười với bé. Ảnh Internet

4. Vệ sinh tã

Trước khi vứt bỏ tã dơ hãy xối sạch nhiều nhất có thể chất thải trong tã xuống bồn cầu, không vứt tã vào bồn cầu vì nó sẽ gây tắc nghẽn.

Tã dùng một lần có thể cuộn và dán lại. Bạn hãy bỏ tã vào bịch nilon dùng riêng cho tã sau đó cột lại và bỏ vào thùng rác bên ngoài. Tã giặt được có thể giặt bằng máy giặt ở 60oC hoặc dùng dịch vụ giặt tã ở địa phương.

Để tránh bị nhiễm bẩn, bạn hãy rửa tay sau khi thay tã và trước khi làm bất kì việc gì.

Một số lời khuyên về an toàn

  • Nếu bạn đang ngâm tã trong một cái xô, bạn hãy nhớ là chỉ một lượng nước nhỏ cũng có thể có nguy cơ gây đuối nước cho trẻ.
  • Bạn không được để chất lỏng nóng hoặc sôi không được kiểm soát hoặc trong tầm với của trẻ
  • Hãy giữ các loại hóa chất và dung dịch hóa học ngoài tầm với của trẻ.

Theo Pregnancy Birth Baby

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI