1. Chọc ối là gì?
Chọc ối là một xét nghiệm trước khi sinh và được thực hiện từ tuần 15 - 19 thai kỳ. Chọc ối sẽ cho kết quả chính xác tới 99% về các rối loạn nhiễm sắc thể trong quá trình phát triển của thai nhi như xơ nang, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh tay-sách phá hủy tế bào thần kinh, dị tất ống thần kinh, đặc biệt là Down.
2. Rủi ro khi chọc ối thai kỳ
Mặc dù chọc ối sẽ giúp chúng ta xác định chính xác tới 99% các dị tật thai nhi nhưng nó cũng có những rủi ro nhất định. Trong đó, rủi ro lớn nhất mà bà bầu lo lắng là sảy thai, sinh non, nhiễm trùng, rỉ ối.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, trong 1.000 ca chọc ối thì chỉ có khoảng 1-2 ca gặp các rủi ro trên.
3. Ai là người quyết định chọc ối thai kỳ?
Bác sĩ khám thai sẽ là người tư vấn và giải đáp thắc mắc liên quan tới vấn đề hiện tại của thai kỳ. Bác sĩ sẽ đề xuất chọc ối để kiểm tra những vấn đề nghi ngờ dị tật về thai nhi. Tuy nhiên, chủ yếu do quyết định của chính sản phụ và gia đình có nên chọc ối hay không. Vì vậy, mẹ cần phải nắm vững kiến thức về chọc ối thai kỳ để có quyết định đúng đắn.
4. Phương pháp chọc ối diễn ra thế nào?
Sau khi hiểu chọc ối là gì, thai phụ sẽ được bác sĩ tư vấn về phương pháp chọc ối. Khi nhận được sự đồng ý của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chọn ngày thích hợp để chọc ối. Chọc ối là dùng kim chọc vào khoang ối dưới, lấy lượng nước ối khoảng 8ml. Trong nước ối sẽ có những tế bào em bé, bác sĩ lấy dịch đó và đem xét nghiệm.
Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện chọc ối và khoảng 15 - 17 tuần thai kỳ.
5. Thai phụ chuẩn bị gì trước khi chọc ối?
- Thai phụ cần kiểm tra sức khỏe thai kỳ xem hiện tại có động thai, đau bụng, ra huyết hay nhiễm trùng không.
- Thai phụ có dị ứng với thuốc kháng sinh khi chọc ối.
- Kiểm tra xem thai phụ có mắc bất kỳ bệnh gì không, đặc biệt bệnh lý tim mạch.
- Cần nghỉ ngơi khoảng 2 tuần sau khi chọc ối để đảm bảo sức khỏe thai kỳ.
- Có bất kỳ dấu hiệu bất ổn sau khi chọc ối như rỉ ối, đau bụng thì cần đi khám ngay.
Yeutre.vn (Tổng hợp)