Cho con cái nghề không bằng cho con cái tên hay

Người xưa quan niệm: "Cho con vàng bạc không bằng dạy con một cái nghề, dạy con một cái nghề không bằng đặt cho con một cái tên hay".

banner ads

Chính vì lẽ này mà từ ngàn xưa, việc đặt tên cho con rất quan trọng và được xem xét kỹ lưỡng bởi các bậc cao niên trong họ. Đơn giản vì mỗi cái tên còn liên đới với vận mệnh may rủi, vinh nhục của đời người.

Một cái tên hay theo con suốt cả cuộc đời.

1. Tên hay trước hết nghe phải hay

Tên gọi là sự kết hợp giữa các từ ngữ với nhau tạo thành. Nó có thể là từ Hán Việt, từ thuần Việt hoặc là sự kết hợp của cả hai. Tuy nhiên, để có một cái tên hay, các từ trong đó ghép lại phải tạo âm hưởng êm tai, có độ trong và vang. Điều này chúng ta vẫn được nghe nôm na bằng cụm từ "tên sang".

banner ads

Để có được điều cơ bản đó, tên gọi trước hết nên thuận miệng, rõ ràng về mặt cấu âm và nhất là phải giàu tính nhạc. Tiếng Việt là một ngôn ngữ đặc sắc bởi thanh điệu. Sự kết hợp giữa các từ mang thanh bằng trắc khác nhau có thể tạo ra những thanh âm có thể êm tai nhưng cũng có thể đó là những âm khi đọc lên đã nghe trúc trắc. Vì thế, đặt một cái tên cũng cần hết sức lưu ý điều này. Tên gọi mờ nhạt về thanh điệu cũng sẽ không đem lại ấn tượng cho người khác.

Tóm lại, khi đặt tên cho con trai, con gái bạn nên kết hợp hài hòa các từ với nhau về cả âm lẫn nghĩa.

Theo đó, tên hay chẳng hạn như: Phương Linh, Thanh Nga, Minh Khuê, Kiều Oanh, Tuấn Anh, Hào Kiệt....

2. Chú ý đến sự phối hợp của âm tiết lạ tai

Khi đặt tên, bạn nên tránh đặt những từ lạ, khi đọc lên nghe không trôi chảy. Nhiều người có quan niệm, những từ lạ có thể mang lại cho con một cái tên “độc” mà theo cách gọi thông thường là không đụng hàng. Song, nếu không lựa chọn kỹ những âm tiết này, tên lạ sẽ là cái cớ để người khác chọc ghẹo con bạn.

Chẳng hạn, những cái tên sau đây có thể suy ra nghĩa xấu: Sa Thị Hoa, Hà Văn Bá, Phan Văn Đại…

Nếu không muốn sử dụng những âm tiết có thanh bằng, bạn có thể sử dụng thanh trắc để phá cách. Tuy nhiên, vẫn phải lưu ý đến tính nhạc của tên gọi. Các âm Hán Việt khá đa vần, đa điệu để bạn có thể chọn lựa một cái tên hay mang nhiều ý nghĩa sâu sắc cho con.

3. Cách vận vần cho tên gọi

Khi muốn vận vần cho tên gọi, bạn nên chú ý 3 điều sau:

- Tránh lặp lại phụ âm đầu trong tên lót và tên gọi, chẳng hạn: Minh Mai, Vân Vi, Vương Vũ, Phú Phong...

- Tránh lặp lại hai vần giống nhau trong một cái tên đầy đủ, chẳng hạn: Trần Thúy Ngần, Dương Minh Vương, Phan Ngọc Phán...

- Tránh lặp lại thanh điệu trong một tên gọi vì như vậy sẽ tạo tiết tấu sang sảng, không vang sáng, chẳng hạn như: Mai Mây, Bạch Ngọc...

4. Nghĩa của tên mang ngụ ý sâu xa

Văn hóa truyền thống của người Việt rất coi trọng việc đặt tên. Trước đây, những cái tên con cháu trong gia tộc đều do một người cao niên, có học vấn đặt cho chứ không tùy tiện đặt đại khái. Cái tên hay vì thế cũng gắn với những ý nghĩa và ý nhị. Theo đó, cái tên phải hợp với người về nghĩa. Đó cũng có thể là sự gởi gắm nguyện vọng sâu xa của chính bố mẹ và người trưởng tộc đến đứa trẻ. Lưu ý:

- Dù là con trai hay con gái cũng không nên đặt theo xu hướng Tây hóa vì những âm tiết hoặc nghĩa dụng có thể sai lệch khi gọi theo tiếng Việt: Lisa Nguyễn, Phan Lê Va, An Phê...

- Nguyện vọng trong tên gọi cũng không nên theo kiểu trần tình thái quá như : Phú Quý, Hữu Tài, Bách Thắng...

- Kết hợp giữa họ và tên sao cho không gây ngộ nhận. Ví dụ, họ tên hay như: Phan Lê Hoa, Nguyễn Tiến Thành, Lưu Quang Phong...

5. Tên hay phải viết đẹp

Người xưa quan niệm cái tên đẹp còn nằm ở chữ viết do đương thời sử dụng chữ viết trong hầu hết các văn bản. Ngày nay, tuy điều này không còn quá quan trọng nhưng cái tên có thể dễ dàng tạo nên kiểu chữ đẹp, thì khi phác thảo các chữ ký cũng sẽ toát lên thần thái chân phương của người viết.

6. Con trai 3 chữ, con gái 4 chữ

Theo phong thủy, số lẻ là dương và số chẵn là âm. Vì thế, một cái tên đầy đủ cho con trai nên chỉ trong vòng 3 âm tiết, tương đương 3 từ; và những cái tên cho con gái thích hợp hơn cả có lẽ là những cái tên 4 âm tiết, tương đương 4 từ.

7. Tên gọi và tên đệm nên tôn trọng luật bằng trắc

Các thanh bằng trong tiếng Việt gồm thanh ngang và thanh huyền.

Các thanh trắc trong tiếng Việt gồm: sắc, hỏi, ngã, nặng.

Nếu theo luật bằng trắc là tuân theo quy luật cân bằng âm dương. Điều này có nghĩa là nếu vận thanh bằng trong tên đệm thì tên gọi nên là thanh trắc và ngược lại.

Ví dụ những cái tên theo luật như: Thục Anh, Nguyệt Thanh, Minh Khánh, Duy Nhật…

Nên tránh đặt cả tên đệm và tên gọi cùng một thanh trắc vì nó dễ gợi cảm giáctrúc trắc trục trặc, không suôn sẻ.

Ví dụ: Nguyệt Diễm, Thục Bích, Bách Nhật…

8. Bộ chữ của tên không nên khắc với bản mệnh của năm

Theo phong thuỷ Ngũ hành, khi viết dưới dạng chữ Hán thì bộ chữ của tên không nên khắc với bản mệnh của năm, ngược lại nên nương theo luật tương sinh mà chọn tên có bộ chữ ứng với bản mệnh của năm sinh.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI