Chỉ ra 5 triệu chứng trầm cảm sau sinh điển hình bà bầu nên biết để tránh sốc tâm lý

Không sớm nhận ra những triệu chứng trầm cảm sau sinh, mẹ sẽ càng lún sâu vào những chuỗi cảm xúc tiêu cực có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

banner ads

Trở thành bố mẹ cũng là lúc phải gồng mình chạy đua với cả núi công việc không tên và những cảm xúc  hụt hẫng dai dẳng. Vì vậy, ngay từ trước khi có con và ngay trong giai đoạn bầu bì, người mẹ cần phải được chuẩn bị tâm lý thật kỹ lưỡng để đối phó với những thay đổi có thể trở thành cú sốc tâm lý cho mình.

Có thể đối với nhiều người, việc chăm sóc một đứa trẻ hay nhiều đứa trẻ dù vất vả đến thế nào cũng là điều nằm trong hạn chịu đựng của họ. Thế nhưng với một số bà mẹ, nó có thể đè nặng lên cuộc sống hiện tại trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng và phát triển thành căn bệnh trầm cảm sau sinh.

Điều này một phần là do nhiều bố mẹ luôn nghĩ về tương lai của một gia đình với những sắc màu tươi vui, lãng mạn mà quên mất rằng làm cha mẹ cũng là một hành trình đầy gian nan. Thậm chí với nhiều người, nó còn là điều vượt quá sức chịu đựng. Do đó, trước khi để mọi việc đi quá xa, khiến mẹ có những hành động dại dột, xin các mẹ hãy lưu ý những dấu hiệu sau đây:

1. Cảm giác thất vọng, giận dữ hay một nỗi buồn vô cớ xâm chiếm

Thông thường, mọi người sẽ quy rằng trầm cảm sau sinh là do các bà mẹ cảm thấy bị choáng ngợp với những thay đổi chóng mặt trong cuộc sống mới. Nhưng nguyên nhân sâu xa của trầm cảm sau sinh là do các bà mẹ cảm thấy bất lực và hụt hẫng khi họ không được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để làm mẹ. Từ sự thất vọng tràn trề này, các mẹ sẽ bắt đầu nghĩ rằng sinh ra một đứa con là sai lầm lớn nhất của mình và rồi để ý nghĩ này xâm chiếm toàn bộ tư tưởng của mình.

banner ads

tram-cam-2

Trầm cảm sau sinh khiến các mẹ xa lánh chính đứa con mình đã cưu mang

Những tư tưởng này nhanh chóng hội tụ với cảm giác tội lỗi vì các mẹ tin rằng mình không thể trở thành một bà mẹ như mong đợi. Trong tâm trạng đó, các mẹ đồng thời cảm thấy rất khó khăn để gắn kết với con cái của mình. Chính những cảm xúc tiêu cực ấy sẽ luôn khiến mẹ đi từ thất vọng này sang thất vọng khác, lúc nào cũng có thể giận dữ và sinh ra buồn bực mà không rõ nguyên nhân.

2. Mất cảm giác ngon miệng hoặc cuồng thực phẩm

Mặc dù trầm cảm sau sinh chỉ xảy ra bên tâm thức và ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ, nhưng giai đoạn đầu của trầm cảm sau sinh cũng có thể khiến mẹ bị rối loạn trong việc ăn uống. Hoặc là mẹ sẽ bỏ ăn, mất cảm ngon miệng hoặc ăn uống điên cuồng. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể mất dần năng lượng và không đủ điều kiện sức khỏe để chăm sóc một đứa trẻ sơ sinh. Trong một số trường hợp, các mẹ mắc bệnh cảm sau sinh sẽ luôn cảm thấy khô miệng, khô người ngay cả sau khi vừa trải qua một giấc ngủ đêm dài.

3. Nhức đầu, đau lưng, và đau khớp

Thật ngạc nhiên vì những cơn đau đớn cũng là một biểu hiện của bệnh trầm cảm sau sinh. Theo tiến độ tăng cấp của trầm cảm sau sinh, các cơn đau đầu, đau lưng, đau dạ dày, đau khớp… cũng có thể phát triển nặng dần theo thời gian. Ngoài ra, những lúc mẹ hoảng loạn cũng có thể cảm thấy ngực đau nhói. Đây là điều mà các mẹ nên lường trước.

4. Khóc lóc và cảm giác khó chịu

Khóc và khóc nhiều hơn có thể rất phổ biến và bình thường đối với các bà mẹ mới sinh vì ít nhiều họ đang sốc với những thay đổi mới. Trên thực tế, có đến 70% - 80% những người mẹ buồn phiền là do lo lắng. Tuy nhiên, nếu buồn phiền sinh ra khóc lóc và nó kéo dài liên tục trong 1 tuần, kèm theo những cơn giận vô cớ và cảm giác hụt hẫng tràn ngập thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ đã bị trầm cảm.

5. Những suy nghĩ tiêu cực làm hại em bé

Điều này có lẽ là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho biết người mẹ sau sinh có bị bệnh trầm cảm hay không. Cụ thể, các mẹ sẽ bắt đầu có ý nghĩ làm tổn thương hoặc làm hại đến chính đứa con mình sinh ra. Trong trường hợp nặng, mẹ sẽ thờ ơ với tiếng khóc và nhu cầu sống của con mình. Trong lòng mẹ, không hề có cảm xúc yêu thương với đứa trẻ mình đã cưu mang và thậm chí thỉnh thoảng trong đầu xuất hiện ý nghĩ giết hại đứa bé.  

Nếu bạn đang có những suy nghĩ như vậy, bạn cần phải gặp và nói chuyện với bác sĩ về sức khỏe tâm thần của mình. Đừng để khi sự việc quá muộn màng, người mẹ phải ra tay sát hại con mình thì những câu chuyện thương tâm liên quan đến trầm cảm sau sinh mới được tiết lộ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

 

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI