Chê con trước mặt người khác bằng… mười hại con

(Yeutre.vn) Nhiều ba mẹ nghĩ rằng, cứ trách mắng, chê bai con trước mặt người khác để con xấu hổ, tự ái mà từ đó quyết tâm sửa đổi, không phạm lỗi nữa. Điều này hoàn toàn sai lầm và phản tác dụng.

banner ads

Trẻ ở cấp tiểu học, từ 6 đến 12 tuổi, đã bắt đầu có ý thức về bản thân, muốn mình được người khác hay bạn bè yêu mến, đánh giá cao, hay ít ra không bị người khác nghĩ xấu, cho là mình vô dụng. Do vậy, nếu ba mẹ cứ trách mắng, chê bai trẻ trước người khác, thay vì có lợi cho bé như nhiều ba mẹ nghĩ, sẽ gây phản tác dụng, bằng mười hại con.

7272-yeutrevn-che-con.jpg

Ba mẹ chê bai, trách mắng trẻ trước mặt người khác coi chừng... hại con

Khiến bé tự ti

Nếu trẻ là đứa có tính cách yếu ớt, khi bị nói xấu trước đám đông, lòng tự trọng bị xúc phạm nhiều lần sẽ nảy sinh tâm lí tự ti, mất lòng tin. Ở thời kì này, bé rất mẫn cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động xung quanh, nên việc bị tổn thương tinh thần là điều khó tránh khỏi.

banner ads

Chai lì và bảo thủ

Việc ba mẹ nói quá nhiều về khuyết điểm của trẻ trước mặt người khác cũng có thể khiến trẻ bị căng thẳng, rối loạn hành vi và có thể sẽ lặp lại những thói quen xấu đó dù trẻ đang cố cải thiện, hoặc trẻ sẽ không có ý chí phấn đấu và sửa chữa khuyết điểm đó. Ngoài ra, khi lòng tự trọng của trẻ bị xúc phạm sẽ khiến trẻ làm gì cũng suy xét quá cẩn thận, kỹ lưỡng và không vượt qua được phạm vi tính toán, sắp xếp của ba mẹ nên khi tưởng thành trẻ trở nên bướng bỉnh, bảo thủ, cứng đầu.

Nảy sinh tâm lý chống đối

Nếu trẻ có tính cách ngang ngạnh, bướng bỉnh mà bị trách mắng trước đám đông sẽ nảy sinh tâm lí chống đối cha mẹ. Thậm chí, vì trẻ cũng có lòng tự trọng nên từ chỗ bị tổn thương có thể trẻ sẽ dần dần chuyển qua hận ba mẹ, không muốn nghe lời ba mẹ. Nhiều trường hợp trẻ sẽ phản ứng lại bằng cách cãi lại bố mẹ để bảo vệ mình.

Không dám nhờ ba mẹ giúp đỡ

7273-yeutrevn-me-con.jpg

Thay vì chỉ biết la mắng con, ba mẹ nên chỉ cho bé thấy những hành vi sai của mình

Khi bị ba mẹ bêu rếu, la mắng, chê bai trước mặt người khác, trẻ có thể sẽ có cảm giác lo sợ, không dám hỏi thêm ba mẹ điều gì nữa vì sợ ba mẹ sẽ nổi giận. Sau đó, khi không được ba mẹ hướng dẫn, có thể bé cũng cố gắng sửa chửa, thay đổi nhưng kết quả lại không được như mong muốn. Điều này càng khiến bé thu mình lại, loay hoay, không biết nên làm sao để ba mẹ vừa lòng. Lời khuyên là, thay vì chỉ biết la mắng con, ba mẹ nên cho bé thấy những hành vi sai của mình và hướng dẫn bé cách sửa chữa.

Xa cách ba mẹ

Trẻ 6-12 tuổi có thể rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương trong khi ý thức chưa đủ chín chắn, trẻ có thể hiểu lầm việc ba mẹ la mắng, chê trách mình trước mặt người khác là vì ba mẹ không yêu thương mình. Dần dần, trẻ có thể sẽ nhạt nhòa hình ảnh ba mẹ trong lòng, thay vì yêu thương, ngưỡng mộ ba mẹ, trẻ sẽ trở nên xa cách, thậm chí ghét, hận ba mẹ. Tình cảm giữa ba mẹ và trẻ sẽ bị sứt mẻ, và điều tai hại này có thể kéo dài, lớn dần theo thời gian.

Cần phê bình con đúng lúc

Không la mắng, chê bai con trước mặt người khác không có nghĩa là ba mẹ sẽ du di cho qua, im luôn trước hành vi sai trái của con. Nếu ba mẹ vì quá dễ dãi, cưng chiều con mà lơ là việc quản lý, giáo dục, hay khi con phạm lỗi sợ con tự ái, tổn thương mà không uốn nắn, chia sẻ để con hiểu, thì lâu ngày sẽ tạo cho con một lối sống không tốt, ảnh hưởng lớn đến nhân cách của con sau này. Khi trưởng thành, trẻ sẽ có tính tự kiêu, ngạo mạn, "coi trời bằng vung", không biết cách đối nhân xử thế. Do vậy, ba mẹ cần khéo léo trong chuyện phê bình con, nên làm việc đó với con khi ở nhà, trong phòng riêng của con. Như vậy con sẽ cảm thấy mình được ba mẹ tôn trọng và cũng sẽ có ý thức hơn trước việc sửa đổi.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI