Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng - những điều phụ huynh cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho con

Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng là một vấn đề rất cần được các bậc cha mẹ quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh nhiều trẻ gặp biến chứng sau tiêm phòng thời gian gần đây. Vậy các cha mẹ cần lưu ý những gì về việc này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

banner ads

1. Phản ứng thường gặp của trẻ sau tiêm phòng là gì

Sau khi tiêm vaccine, một số trẻ có thể có những phản ứng kéo dài đến 1-2 ngày, thường thấy gồm:

  • Tình trạng trẻ bị đau, đỏ, sưng tại vị trí tiêm
  • Sốt 1-2 ngày sau tiêm
  • Đối với vaccine ho gà, MMR (sởi-quai bị-rubella): trẻ có thể bị sốt, nổi mẩn hoặc cả hai đến vài tuần sau tiêm
Tiêm chủng cho trẻ
Tiêm chủng cho trẻ. Ảnh Internet

2. Kiểm tra nhiệt độ cho trẻ để biết con có bị sốt hay không

2.1 Kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ

Sốt là tình trạng khá phổ biến sau khi tiêm ngừa, để kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ , cha mẹ hãy thực hiện như sau:

  • Hãy dỗ cho trẻ bình tĩnh lại (trong trường hợp trẻ quấy khóc)
  • Đo nhiệt độ ở nách trẻ
  • Nên dùng nhiệt kế kỹ thuật số hơn là nhiệt kế thủy ngân
  • Kiểm tra nhiệt độ của trẻ mỗi 4 giờ một lần
Kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ
Kiểm tra nhiệt độ của trẻ mỗi 4h một lần. Ảnh Internet

2.2 Làm gì khi trẻ bị sốt?

  • Nếu trẻ sốt nhẹ (37.4 – 38 độ), bạn nên:

- Cởi bớt quần áo cho trẻ, cho con mặc đồ thoáng mát

- Không bọc, quấn trẻ bằng khăn hay chăn, mền

- Hãy giữ phòng thoáng mát, có thể sử dụng quạt

- Cho trẻ uống nhiều chất lỏng

  • Trẻ sốt (38 – 38.9 độ), bạn nên:

- Bên cạnh thực hiện những việc như khi trẻ sốt nhẹ , bạn có thể cho con uống thêm thuốc hạ sốt như: acetaminophen( Tylenol) hay ibiprofen (Advil hay Motrin) theo hướng dẫn sử dụng trên vỏ thuốc.

Khi trẻ sốt hãy giữ phòng trẻ ở thoáng mát
Khi trẻ sốt, hãy giữ phòng nơi trẻ nằm thật thoáng mát. Ảnh Internet
  • Trẻ sốt cao (39 độ hoặc hơn)

- Bạn nên cho trẻ đến bác sỹ hoặc trung tâm y tế ngay. Trong trường hợp vì lý do nào đó, bạn phải đợi (xe hoặc người nhà đưa đi) hãy vẫn cho trẻ uống thuốc hạ sốt, cho trẻ mặc đồ thoáng mát, không ủ kín trẻ, giữ phòng thoáng mát và cho trẻ uống nhiều chất lỏng

2.3 Khi nào cần đưa con đến cơ sở y tế

Mặc dù khá hiếm gặp, nhưng nếu bạn thấy con có những biểu hiện sau thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức:

  • Trẻ khó thở hoặc nuốt khó
  • Trẻ bị sưng mặt, môi hoặc lưỡi

Ngoài ra, sau khi tiêm ngừa, nếu bạn thấy trẻ có một trong những dấu hiệu sau, bạn cũng cần đưa con đến cơ sở y tế:

  • Trẻ bị sốt cao (39 độ C hay 102.2 độ F hoặc cao hơn)
  • Trẻ trông yếu và xanh xao
  • Trẻ ngủ li bì và không thức dậy để ăn hay bú
  • Trẻ khóc liên tục trên 3 tiếng
Trẻ khóc nhiều sau tiêm chủng
Mang con đến cơ sơ y tế gần nhất nếu trẻ có biểu hiện bất thường. Ảnh Internet
  • Trẻ khóc không như bình thường
  • Trẻ bị phát ban
  • Trẻ bị run rẩy, co giật
  • Trẻ bị chướng bụng, nôn, đi đại tiện ra máu
  • Trẻ sốt hơn 48 tiếng
  • Bạn cảm thấy lo lắng về tình trạng của con

Như vậy, việc chăm sóc trẻ sau tiêm chủng rất nên được các cha mẹ lưu ý. Chủ yếu, các cha mẹ cần theo dõi biểu hiện của trẻ để có thể đưa con đến cơ sở y tế kịp thời. Trẻ rơi vào tình trạng suy yếu hoặc nguy hiểm đến sức khỏe sau khi tiêm chủng là không thường gặp. Tuy nhiên, ngoài thực hiện tiêm ngừa cho con đầy đủ, cha mẹ hãy theo dõi và chăm sóc con sau khi tiêm thật cẩn thận không nên lơ là, chủ quan nhé.

Theo Vancouver Coastal Health

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI