Trẻ nhỏ chờ đợi mùa hè có lẽ còn nhiều hơn cả ngày Tết. Các bé sẽ được nghỉ học, tắm biển, thả diều và làm vô số điều mà trong kỳ học không thể làm. Tuy nhiên, thời tiết nắng nóng của mùa hè và các nguy cơ tiềm ẩn từ những hoạt động ngoài trời luôn là mối lo lớn nhất đối với các bậc phụ huynh.
Giám sát liên tục để tránh nguy cơ trẻ bị đuối nước
Mặc trang phục an toàn cho trẻ trong các hoạt động bơi lội
Đuối nước là nguyên nhân thứ hai dẫn đến tử vong ở trẻ nhỏ dưới 14 tuổi. Nó lấy đi cuộc sống của gần 900 trẻ em mỗi năm. Hầu hết các ca đuối nước ở trẻ nhỏ thường xảy ra tại hồ bơi đối với trẻ thành phố và trong các hồ, sông, biển đối với các trẻ ở những vùng nông thôn. Ngoài ra, trẻ nhỏ tắm trong bồn, xô, nhà vệ sinh, các khu vực spa và bồn nước nóng cũng rất cần được giám sát.
Nghiên cứu gần đây của Johnson & Johnson cho thấy có đến 88% trẻ bị đuối nước là do sự chủ quan của bố mẹ về mức độ an toàn của con khi ở dưới nước. Chỉ cần sơ sẩy một vài giây, bố mẹ có thể mất con mình vĩnh viễn. Do đó, khi cho trẻ tiếp xúc với nước, cần phải có sự giám sát tuyệt đối của người lớn.
Ngoài việc giám sát thường xuyên, cha mẹ cũng nên lưu ý:
- Giữ trẻ nhỏ trong tầm kiểm soát ở mức độ hợp lý trong tất cả mọi lần cho trẻ tiếp xúc với nước
- Chết đuối diễn ra nhanh chóng và âm thầm nên cần giám sát liên tục không rời
- Đừng quá tự tin về khả năng bơi lội của con ngay cả khi các bé đã hoàn thành các khóa học bơi lội
- Nếu con đi cùng bạn bè hoặc conhàng xóm đến hồ bơi, hãy chắc chắn có người lớn đáng tin tưởng theo cùng.
- Dạy trẻ không bao giờ chạy, đẩy hoặc nhảy trên xung quanh khu vực hồ nước
- Loại bỏ tất cả các nguy cơ gây chết đuối như xô rỗng, thùng chứa lớn và hồ bơi nhỏ
- Luôn đóng nắp toilet và sử dụng ổ khóa để giữ cho trẻ không vào nhà vệ sinh
- Chỉ cho phép trẻ bơi lội chỉ trong khu vực an toàn đã được chỉ định khi tắmsông, hồ và biển
- Mặc trang phục an toàn cho trẻ trong các hoạt động bơi lội
- Giữ thiết bị cứu hộ, điện thoại và các số liên lạc khẩn cấp khi đến hồ bơi
- Dạy trẻ không bao giờ lặn xuống sông, hồ, biển hoặc nước quá sâu.
- Không bao giờ cho phép trẻ nhỏ từ 14 tuổi trở xuống dùng tàu thuyền cá nhân
Bảo vệ trẻ khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời
Nếu tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ đổ bệnh
Thời tiết ấm áp và nắng đẹp rất thích hợp cho các hoạt động vui chơi ngoài trời. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ đổ bệnh và thậm chí bị tổn thương vĩnh viễn nếu không có biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Để bảo vệ trẻ, hãy dùng kem chống nắng đặc biệt cho có độ SPF thấp nhất là 15. Khi trẻ bơi, nên dùng kem chống nắng không thấm nước và cứ sau mỗi 90 phút nên thoa lại kem chống nắng một lần.
Đội mũ rộng vành và mang kính mát cũng là cách để bảo vệ trẻ tránh xa hoàn toàn tác hại của tia UV.
Ngay cả khi đã dùng các biện pháp phòng ngừa vẫn nên cho trẻ tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong suốt giờ cao điểm từ 10:00 trưa đến 04:00 chiều.
Thận trọng khi cho trẻ chơi thể thao trong mùa hè
Chơi thể thao trong thời tiết nóng có thể rất thú vị, nhưng đôi khi cũng thật nguy hiểm. Mỗi năm đều ghi nhận các vận động viên trẻ tử vong vì các bệnh liên quan đến nhiệt trong lúc tập luyện. Với đồng phục không phù hợpvà chế độ tập luyện quá sức, chẳng hạn như bóng đá cũng rất nguy hiểm cho trẻ. Ngoài ra nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt cũng thường gặp ở trẻ thừa cân hoặc những trẻ vừa làm quen với môi trường khí hậu nhiệt đới. Bên cạnh đó, nếu trẻ đã đang dùng thuốc đặc trị hoặc thuốc trị cảm lạnh, dị ứng hay Attention Deficit Disorder (ADD) cần phải được theo dõi cẩn thận.
Cảm nhiệt/ say nắng là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do tập thể dục trong mùa hè ở tuổi niên thiếu
Mức độ nghiêm trọng của các chấn thương do nhiệt từ chuột rút cho đến đột quỵ và thậm chí tử vong. Trong đó, cảm nhiệt/ say nắng là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do tập thể dục trong mùa hè ở tuổi niên thiếu. Tuy nguy hiểm là vậy nhưng nguy cơ này hoàn toàn có thể ngăn ngừa nhờ những biện pháp hydrat hóa sau:
- Không chỉ khuyến khích trẻ uống nước khi khát vì khi biết khát, cơ thể đã bị mất nước.
- Ba mươi phút trước khi sinh hoạt, nên cho con uống nước để trẻ không bị mất nước. Các bé có cân nặng dưới 28kg nên uống 450ml nước sau mỗi 20 phút hoạt động. Trẻ nhỏ trên 28kg nên uống 720ml nước sau mỗi 20 phút.
- Nếu hoạt động thể thao kéo dài khoảng một giờ hoặc ít hơn thìnước là cách tốt nhất. Đối với hoạt động kéo dài hơn một giờ, nên cho trẻ uống nước thể thao bù carbohydrate (đường) và cân bằng điện giải. Ngoài ra, cần nhớ các chất lỏng như nước ép trái cây và soda có quá nhiều đường nên có thể gây ra chuột rút.
- Các bé thường nước lạnh đổ lên đầu và mặt vì chúng cảm thấy mát, nhưng nó sẽ không giúp trẻ bù lại lượng nước đã mất.
Ngoài ra, cha mẹ nên dạy trẻ áp dụng các mẹo tập luyện trong thời tiết nắng nóng:
- Lên lịch tập luyện vào những thời điểm mát mẻ trong ngày
- Cho trẻ thừa cân thêm thời gian để thích nghi với nhiệt
- Sau mỗi 30 phút tập luyện nên nghỉ giải lao một lần. Trong giờ nghỉ, nên cho trẻ uống nước hoặc nước thể thao giúp cân bằng điện giải.
- Nên có nơi che bóng mát, nước đá và một hồ bơi nhỏ để làm lạnh nhanh trong trường hợp khẩn cấp
- Nên đội mũ sáng màu và mang quần áo thoáng khí khi luyện tập
- Trẻ bị hen suyễn nên hạn chế các hoạt động thể thao trong ngày nắng nóng.
Yeutre.vn
Nguồn: SH