Buồng trứng đóng vai trò then chốt trong khả năng sinh sản ở nữ giới. Theo cấu trúc tự nhiên, buồng trứng có hai buồng và đó là điều kiện cần để đánh giá mức độ thụ thai thành công sau mỗi lần vợ chồng quan hệ. Tương ứng với hai buồng trứng sẽ là hai ống dẫn trứng. Cả hai đều có nhiệm vụ dẫn đường để tinh trùng tìm đến trứng và tạo thành trứng thụ tinh. Dù có chung một nhiệm vụ nhưng hai buồng trứng lại hoạt động một cách độc lập. Do đó, nếu phải cắt một bên buồng trứng thì bên còn lại vẫn có đủ khả năng để duy trì sức khỏe sinh sản của nữ giới dù không thể hoàn hảo như trước.
Sức khỏe buồng trứng là yếu tố rất quan trọng trong việc thụ thai. Bình thường, cả hai buồng trứng khỏe mạnh thì bạn sẽ có cơ hội thụ thai thành công cao nhất. Mỗi người phụ nữ có hai ống dẫn trứng làm nhiệm vụ là “ống dẫn” để tinh trùng và trứng gặp nhau, thụ tinh và phát triển thành thai nhi. Hai buồng trứng này hoạt động độc lập nên nếu không may phải phải phẫu thuật cắt bỏ một bên buồng trứng thì chất lượng trứng ở bên còn lại không bị ảnh hưởng nhiều.
Sau khi cắt bỏ một bên buồng trứng có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản không?
Cơ hội thụ thai thành công sau khi cắt bỏ một bên buồng trứng là 50%. Vì sao lại có sự phân chia đồng đều đến vậy?
Bình thường, buồng trứng có khoảng 400.000 nang noãn và trong suốt cuộc đời mình, một người phụ nữ sẽ có khoảng 400 - 500 lần rụng trứng. Đây là con số không hề nhỏ và do đó dù có bị cắt bỏ một bên buồng trứng thì bên còn lại hoạt động độc lập vẫn có thể dùng một phần bé nhỏ trong số trứng còn lại để tiếp tục sứ mệnh của mình. Đó là lý do tại sao dù mất đi một buồng trứng, số lượng trứng giảm đi một nửa thì cơ hội thụ thai của bạn vẫn còn 50% so với bình thường.
Tuy nhiên, sau những ca phẫu thuật luôn tiềm ẩn các biến chứng. Với những ca phẫu thuật cắt bỏ một bên buồng trứng, bao giờ cũng phải can thiệp vào cùng chậu và rất khó tránh khỏi những tổn thương hoặc sẹo dính. Trong trường hợp này, tỷ lệ thai ngoài tử cung bên buồng trứng còn lại sẽ cao hơn.
Sinh hoạt vợ chồng sau khi cắt bỏ buồng trứng cần lưu ý những gì?
Sau khi cắt bỏ một bên buồng trứng, bạn cần thời gian để cơ thể phục hồi trở lại, nhất là phải để buồng trứng có thêm điều kiện hoạt động bình thường trở lại. Do đó, cần phải tránh sinh hoạt vợ chồng ít nhất 6 tháng. Sau khi kế hoạch khoảng 1 năm, vợ chồng sinh hoạt bình thường nhưng không có thai, tốt nhất nên đi kiểm tra lại xem có biến chứng hậu phẫu như tắc vòi trứng hay không hoặc trứng trong buồng trứng có rụng đều hàng tháng không. Nếu mọi kiểm tra đều cho kết quả bình thường, hãy xem xét đến yếu tố vô sinh ở chồng vì có đến 50% nguyên nhân hiếm muộn – vô sinh là từ phía người nam.
Cắt bỏ một bên buồng trứng có làm giảm ham muốn vợ chồng không?
Có nhiều lý do để bạn buộc phải cắt bỏ buồng trứng như u nang buồng trứng xoắn gây vỡ, ung thư… để bảo toàn tính mạng. Tùy theo mức độ mà có thể quyết định cắt bỏ một bên hoặc hai bên. Những hệ lụy sau khi cắt bỏ buồng trứng còn tùy thuộc vào tuổi tác. Nếu cắt bỏ trước dậy thì, các dấu hiệu dậy thì sinh lý hoặc ngừng hoặc mất hẳn: không mọc lông, không kinh nguyệt, ngực không nở nang… Trong khi đó nếu cắt sau tuổi dậy thì chỉ có thể mất kinh nguyệt hàng tháng.
Riêng chuyện ham muốn tình dục thì việc cắt một bên buồng trứng hay cắt bỏ cả hai bên đều không ảnh hưởng. Nguyên do là vì hormon duy trì ham muốn tình dục ở cả nữ và nam đều là testosteron. Trong khi đó cắt bỏ buồng trứng chỉ làm giảm estrogen. Mặc dù vậy, khi lượng estrogen giảm đi do bị cắt buồng trứng sẽ ít nhiều làm giảm bải tiết dịch nhầy âm đạo và làm cho người phụ nữ kém thoải mái khi lâm trận.
Nếu phải cắt bỏ cả buồng trứng lẫn tuyến thượng thận thì chắc chắn ham muốn tình dục sẽ mất. Lý do là bởi tuyến thượng thận góp phần sản xuất testosteron.
Yeutre.vn (Tổng hợp)