Cảnh báo 9 triệu chứng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh

Do chưa có kinh nghiệm nên nhiều ông bố bà mẹ trẻ rất khó để đoán biết được em bé đang gặp những vấn đề gì về sức khỏe. Sau đây là những triệu chứng bệnh nguy hiểm cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay.

banner ads

1. Bé bỏ ăn hoặc bú ít đi

Trung bình một ngày, em bé sơ sinh bú ít nhất là 6 lần, khi trẻ có dấu hiệu lười bú hoặc bỏ bú trong một thời gian dài mẹ chớ nên chủ quan. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ lười bú hoặc bỏ bú, tuy nhiên các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng 2, em bé ít bú hoặc không muốn bú sữa mẹ có thể là do chế độ ăn của người mẹ chứa nhiều gia vị dẫn đến làm thay đổi mùi vị của sữa, hoặc do mẹ không cho bé bú đúng cách. Cũng có nguyên nhân khác là do trẻ bị bệnh trong người, còi xương hoặc gặp các vấn đề nào đó về sức khỏe…

14236-em-be-bu.jpg

Khi bé chán sữa mẹ cũng có thể là dấu hiệu bé đang bị bệnh

Khi trẻ gặp các triệu chứng trên, mẹ không được chủ quan mà nên đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa để tìm ra nguyên nhân và có cách xử lý kịp thời. Trong trường hợp cần thiết các bác sĩ sẽ tư vấn thay sữa công thức cho bé. Nếu để tình trạng kéo dài trẻ sẽ bị còi xương và suy dinh dưỡng cũng như gặp nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

2. Hệ tiêu hóa gặp vấn đề

Sau sinh trong vòng 48 giờ đồng hồ, nếu bé không có dấu hiệu đi ngoài hoặc khi đi ngoài phân có chất nhầy màu vàng trắng, đi ngoài ra máu thì cha mẹ cần nhanh chóng báo cho bác sĩ. Vì đây là dấu hiệu cho biết có thể bé đang bị rối loạn hệ tiêu hóa hoặc gặp các vấn đề bất thường nào đó về hệ tiêu hóa và đường ruột. Nếu chủ quan sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tính mạng của em bé.

3. Mất nước

Nhiều bà mẹ nghĩ rằng, tã lót của em bé luôn khô ráo và không phải thay nhiều lần điều này chứng tỏ em bé rất khỏe mạnh. Nhưng trên thực tế đây là một quan niệm sai lầm, theo các bác sĩ nhi khoa cho biết, trung bình một em bé sơ sinh 6 ngày tuổi, mỗi ngày phải thay 6 lần tã, bỉm.

14238-em-be-mat-nuoc.jpg

Khi trẻ bị khô môi, khô miệng mẹ nên cho bé bú nhiều hơn

Do vậy khi trẻ thay tã dưới 6 lần, kèm các triệu chứng như khô môi, khô miệng, mắt trũng, thờ ơ hoặc mắt nhìn đờ đẫn thiếu tập trung điều này chứng tỏ cơ thể bé đang khát nước và thiếu nước trầm trọng. Nếu biểu hiện nhẹ, mẹ vẫn cho bé bú kèm uống thêm chất điện giải orezol để bù mất nước. Tuy nhiên trong trường hợp nặng cần đưa bé đi cấp cứu để được chuyền nước ngay, tránh để tình trạng kéo dài trẻ dễ bị kiệt sức vô cùng nguy hiểm.

4. Khó thở

Khi cơ thể khỏe mạnh trẻ sơ sinh sẽ thở đều và chậm. Tuy nhiên khi trẻ có các triệu chứng như khó thở, thở khò khè, khi thở phát ra tiếng, thở cánh mũi phập phồng, ngực hóp vào khi thở và để lộ xương sườn dưới da... Đây là những dấu hiệu cho biết trẻ đang gặp các vấn đề về đường hô hấp. Bệnh nhẹ mẹ có thể bế để em bé dễ thở hơn, cho trẻ bú đều và cho uống thêm nước. Nếu trẻ có dấu hiệu khó thở, nhịp thở nhanh và gấp kèm da tím tái nên đưa bé đi bệnh viện ngay.

5. Sốt cao trên 38 độ C

14249-em-be-sot.jpg

Em bé sơ sinh sốt trên 38 độ C nên đưa trẻ đến bệnh viện

Trẻ dưới 2 tháng tuổi, thân nhiệt ổn định ở mức từ 37 độ C đến 38 độ C. Khi trẻ có dấu hiệu sốt trên 38 độ C cần nhanh chóng đưa con nhập viện. Vì có thể trẻ đang gặp các vấn đề về sức khỏe, nhẹ có thể do cảm lạnh nhưng đây cũng có thể là triệu chứng của viêm màng não. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua và cho bé uống thuốc hạ sốt hoặc các loại kháng sinh khác vì rất nguy hiểm cho bé.

6. Nhiễm trùng cuống rốn

Cuống rốn của em bé sơ sinh cần được chăm sóc đặc biệt để tránh nhiễm khuẩn và nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Khi cuống rốn của bé có những dấu hiệu như: có mùi hôi, chảy máu hoặc có mủ, sưng tấy… đây là dấu hiệu cho biết cuống rốn của bé đã bị nhiễm trùng nên đưa trẻ đi bệnh viện để các bác sĩ can thiệp sớm.

7. Vàng da

Vàng da ở trẻ sơ sinh là một chứng bệnh nguy hiểm và được chia ra làm hai dạng và vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Trong trường hợp vàng da sinh lý không đáng lo ngại. Còn khi trẻ bị vàng da bệnh lý có thể tổn làm thương đến não gây ra các cơn động kinh và bị dị tật vĩnh viễn. Khi bé có biểu hiện vàng da nên đưa trẻ đi khám ngay, bên cạnh đó các bác sĩ khuyến cáo nên cho trẻ ăn uống bình thường để giúp đảo thải chất bilirubin dư thừa gây vàng da ra ngoài theo đường phân và nước tiểu.

14239-vang-da.jpg

Vàng da là bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ sơ sinh

Các bác sĩ sẽ điều trị bằng phương pháp đặt em bé dười ánh sáng đèn tia cực tím – tia UV hay còn gọi là phương pháp điều trị quang tuyến để loại bỏ bilirubin, hoặc có thể điều trị bằng cách truyền máu.

8. Môi tím tái

Khi em bé có dấu hiệu như môi tím tái, xanh hoặc lưỡi có chất màng nhầy kèm màu xanh. Đây là dấu hiệu cho biết em bé đang bị thiếu oxy trầm trọng. Vì thế hãy nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.

9. Ho kèm mật xanh

Nếu em bé sơ sinh có các triệu chứng như ho nhiều, kèm quấy khóc và ăn quá nhiều đây là dấu hiệu chứng tỏ bé đang gặp vấn đề bất thường về dạ day hoặc hệ tiêu hóa. Đặc biệt nếu ho kèm theo mật xanh, hoặc nâu đen giống màu cà phê đây là triệu chứng trẻ bị lồng hoặc tắc ruột. Còn khi bé nôn ọe có màu giống bã cà phê là dấu hiệu trẻ bị xuất huyết nội.

14237-em-be-ho.jpg

Khi trẻ ho kèm mật xanh hãy nghĩ ngay đến triệu chứng lồng hoặc tắc ruột

Trong trường hợp bé bị nôn mửa khi bị chấn thương sọ não cần đến bác sĩ ngay để được chẩn đoán mức độ nặng nhẹ của bệnh để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI