1. Chồng cộc cằn, nóng tính
Với những ông chồng tính tình nóng nảy nếu bạn không hiểu để có cách cư xử cho đúng thì rất dẫn đến “chiến tranh” có thể xảy đến bất kỳ lúc nào. Những người này nhược điểm của họ là nóng nảy, tuy nhiên có ưu điểm là người thẳng thắn, nghiêm túc, cương trực, và ít để bụng...
Nếu không kiềm chế được tính nóng nảy có thể dẫn đến "chiến tranh"
Nếu ai lấy những người chồng này thì rất dễ xảy ra xung đột. Nếu rơi vào trường hợp chồng nổi nóng, bạn nên là người im lặng, không bàn tán gì thêm. Đợi khi chồng bình tĩnh trở lại thì bạn nên nhỏ nhẹ nhắc lại chuyện, và đưa ra ý kiến của mình, phân tích những yếu tố mà chàng sai trong khi nóng giận để chàng hiểu và rút kinh nghiệm lần sau.
Sống với một người chồng nóng tính đòi hỏi người vợ phải hết sức bình tĩnh và hết sức kiên nhẫn đồng thời phải cảm thông với chồng thì có thể giữ hòa khí trong gia đình. Đây cũng chính là nguyên tắc vàng giữ gìn hạnh phúc gia đình.
2. Chồng là người gia trưởng
Bạn lấy phải một người chồng gia trưởng, độc đoán, luôn cho mình cái quyền quyết định mọi thứ trong gia đình và không bao giờ hỏi qua ý kiến của vợ. Với những ông chồng gia trưởng này, họ xem lời nói của họ luôn luôn là mệnh lệnh, luôn đúng trong mọi hoàn cảnh. Trong suy nghĩ của họ: “Theo họ thì sống, chống họ thì chết” khiến mọi người sống xung quanh luôn cảm thấy ngột ngạt, khó thở và cảm thấy mình bị tổn thương vì không được tôn trọng.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt nhược điểm đó thì với những người đàn ông gia trưởng thường là người bản lĩnh, lo toan nhiều cho gia đình. Song, với tính cách khó ở của họ như vậy, bạn cũng nên thể hiện thái độ một cách kiên quyết đối với họ. Bạn nên cho họ biết đâu là ranh giới của sự chịu đựng. Tuy nhiên, bạn nên nói chuyện riêng với họ, không nên to tiếng trước mặt nhiều người sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của họ, điều đó không tốt cho bạn. Bạn nên dẫn chứng lại những chuyện cũ, họ đã hành động độc đoán ra sao, lòng tự trọng cảu bạn bị tổn thương như thế nào để họ bình tâm suy nghĩ về điều này.
Bên cạnh đó, với những người chồng này, bạn bên phân ra quyền hạn của từng người trong gia đình. Ví dụ chồng thì có quyết định trong những chuyện đại sự, còn chuyện bếp núc, mua sắm trong gia đình thì phải tôn trọng ý kiến vợ. Tuy nhiên, mọi vấn đề trước khi quyết định đều phải đưa ra bàn bạc thảo luận cho người khác biết. Tối kỵ việc tự quyền, không thông qua người bạn đời. Chính sự tôn trọng nhau chính là viên gạch quan trọng xây nên hạnh phúc gia đình.
3. Chồng cổ hủ
Sống trong thời hiện đại nhưng chồng bạn vẫn giữ những quan niệm lạc hậu, lỗi thời. Chồng bạn thích vợ lúc nào cũng ăn mặc kín cổng cao tường, vợ là phải giỏi nữ công gia chánh, ngày hầu hạ chồng cơm canh ngày 3 bữa đàng hoàng, dù có bận rộn đến cỡ nào. Và tất nhiên, tất cả những việc bếp núc, nhà cửa đều thuộc đặc quyền của vợ.
Cuộc sống gia đình cần lắm sự cảm thông, chia sẻ
Với những ông chồng này nhược điểm lớn nhất của họ là suy nghĩ quá cổ hủ, tuy nhiên, bù lại họ là nhưng ông chồng chỉn chu và thường là người lo tài chính của gia đình. Song, nếu nhắm mắt làm theo những suy nghĩ quá cổ hủ của họ thì thật là bất công đối với người phụ nữ. Trong thời đại, nam nữ bình quyền, ai cũng có công việc của mình, cũng chạy đôn chạy đáo kiếm tiền thì hà cớ gì, việc nội trợ lại là việc chỉ riêng của người vợ trong nhà. Hơn nữa, việc ăn mặc quá chỉn chu, quá kín cổng cao tường mới là phụ nữ ngoan thì xem ra chồng bạn đã “bé cái nhầm”.
Trong trường hợp này, bạn nên thẳng thắn trao đổi với chồng về mọi việc, nên tỏ rõ thái độ cũng như mong muốn, suy nghĩ của bạn về mọi điều. Thay đổi suy nghĩ của một con người có lẽ là điều không hề dễ dàng, vì vậy, bạn nên tác động tư tưởng của chồng theo kiểu mưa dầm thấm lâu. Bạn nên sử dụng chiêu thức mềm dẻo có, nhưng cũng cương quyết với những đức ông chồng này thì may ra mới thay đổi được họ. Cuộc sống gia đình hạnh phúc hay không rất cần lắm sự hòa hợp, cảm thông, sẻ chia của người bạn đời.
Yeutre.vn