Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn cách sử dụng mật ong cho trẻ nhỏ, đặc biệt là cách dùng mật ong cho trẻ sơ sinh, bởi hệ tiêu hóa và sức đề kháng còn rất non yếu.
1. Khi nào trẻ được uống mật ong?
Trẻ em dưới một tuổi không nên uống mật ong do sự có mặt của các nội bào tử của vi khuẩn botulinum trong mật ong, sau một tuổi nếu cần thiết thì chỉ nên uống một lượng nhỏ. Nghiên cứu cho thấy trong đất và bụi có một loại vi trùng, mà trong quá trình ong đi lấy mật, thường mang những phấn hoa và mật có loại vi trùng này về tổ, khiến mật ong bị ô nhiễm, trẻ sơ sinh trong vòng 6 tháng rất dễ bị nhiễm loại vi trùng này và xuất hiện hiện tượng ngộ độc như táo bón, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng.
Hình minh họa trẻ em dưới 1 tuổi không nên uống mật ongNgoài ra, trong mật ong có thể còn có hàm lượng kích thích tố nhất định, nếu như uống trong thời gian dài, có thể khiến trẻ dậy thì sớm. Vì vậy, cho dù bé đã hơn một tuổi, cũng không nên uống mật ong một cách tùy tiện. Đợi đến khi trẻ em đã trên 10 tuổi, thì có thể uống nhiều hơn, uống với lượng như người lớn.
2. Công dụng của mật ong cho trẻ em
- Mật ong chữa ho cho bé: Mẹ có thể dùng mật ong kết hợp chanh đào hay húng chanh, quất chữa ho cho bé.
- Mật ong chữa nẻ má, làm mịn da cho bé: Mật ong dùng kèm với sữa tươi hoặc mật ong trộn bột yến mạch thoa lên vùng da nẻ của bé.
- Mật ong chữa táo bón cho bé: Khi bé có dấu hiệu khó đi vệ sinh hoặc đã vài ba ngày mà bé chưa đi, mẹ có thể dùng dùng chiếc tăm bông nhúng mật ong và ngoáy vào hậu môn của bé, khoảng vài phút sau bé sẽ tự đi vệ sinh.
3. Cách cho trẻ uống mật ong an toàn và hiệu quả
Tốt nhất là pha mật ong với nước nóng dưới 40 độ C hoặc nước sôi nguội rồi mới uống, bởi vì pha loãng dễ hấp thu hơn là trực tiếp uống mật ong. Nhưng không nên pha với nước sôi, hấp hoặc nấu mật ong để uống vì nấu nóng một cách không hợp lý sẽ làm mất dinh dưỡng trong mật ong.
Thời gian cho trẻ uống mật ong cũng phải chú ý, thường là uống trước khi ăn cơm 1 tiếng hoặc sau khi ăn cơm 2-3 tiếng là tốt nhất, vì uống mật ong vào lúc này không ảnh hưởng đến bữa ăn của bé, lại có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ, khiến cho bé ăn càng ngon miệng.
Đối với những cháu ngủ không được ngon giấc, mỗi tối trước khi đi ngủ uống mật ong, có thể giúp cho bé ngủ được ngon giấc, vì mật ong có tác dụng an thần, cải thiện giấc ngủ. Bé uống mật ong bao nhiêu là thích hợp, chủ yếu là phải căn cứ theo mục đích và nhu cầu của bé.
Thường thì mỗi ngày uống khoảng 30 gam là đủ, có thể pha với nước uống làm nhiều lần. Ngoài ra, khi bé uống mật thì không nên ăn đậu phụ và ăn hẹ, bởi vì khi uống mật ong ăn hai loại thức ăn này bé dễ bị đi ngoài.
4. Cấm kỵ khi dùng mật ong cho trẻ
Mật ong và cơm : Không được dùng chung vì có thể làm đau dạ dày.
Mật ong kỵ với cây thì là : Nếu vô tình kết hợp chúng trong một món ăn nào đó sẽ không tốt, có thể gây tổn thương gan, sưng hoặc đau mắt đỏ.
Mật ong không nên pha với nước đun sôi: Nếu hòa lẫn với nước sôi, sẽ không thể duy trì được màu sắc, mùi vị tự nhiên, mà còn phá vỡ thành phần dinh dưỡng của mật ong. Nhiệt độ nước tốt nhất để hòa cùng mật ong là 35 độ C.
Mật ong kỵ với hành tây : Mật ong kết hợp với hành tây sẽ khiến cho axit hữu cơ, enzyme trong mật ong gặp axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây, nảy sinh phản ứng hóa học có hại, hoặc sản sinh chất có độc, kích thích dạ dày gây tiêu chảy.
Mật ong kỵ với đậu phụ : Nếu kết hợp 2 loại này dễ dẫn đến tiêu chảy
Mật ong rất kỵ với cá chép: Nếu vô tình trong món ăn nào đó, kết hợp mật ong và cá chép là không tốt, cơ thể có thể bị trúng độc ngay. Trong trường hợp này, có thể dùng đậu đen, cam thảo để giải độc.
Mật ong không nên dùng với lá hẹ : Theo dân gian, trẻ nhỏ bị ho thường dùng mật ong và lá hẹ hấp lên lấy nước cho uống. Nhưng thực tế lại không phải vậy. Nó chỉ có tác dụng nếu hệ tiêu hóa của em bé tương đối ổn định. Nếu kết hợp với mật ong có thể gây tiêu chảy.
5. Một số lưu ý khi sử dụng mật ong
Không nên dùng trong các trường hợp ỉa chảy hoặc đầy bụng.
Tuy là chất dinh dưỡng tốt nhưng không nên dùng mật ong cho trẻ nhỏ. Mật ong dễ bị trực khuẩn tấn công, chúng sinh sôi nảy nở và thải ra chất độc.
Khi mật ong xuất hiện các bọt khí thì không nên để lâu.
Không bảo quản mật ong trong các đồ đựng bằng kim loại, vì trong mật ong có acid hữu cơ và đường, dưới tác dụng của men, một phần các chất này biến thành acid etylenic. Chất này ăn mòn lớp ngoài kim loại và làm tăng thêm hàm lượng kim loại trong mật ong, làm mật biến chất. Thành phần dinh dưỡng của mật ong bị phá hoại, người dùng dễ trúng độc với các biểu hiện lợm giọng, nôn mửa…
Trên đây là những cách dùng mật ong cho trẻ em an toàn nhất. Đối với cơ thể của từng trẻ mà liều lượng và thời gian dùng mật ong là khác nhau, các mẹ nên quan sát hiệu quả của mật ong với bé để cân nhắc khi nào nên dừng lại. Chúc bé hay ăn chóng lớn, chúc các mẹ luôn vui!
Khánh Nhi