Bệnh trầm cảm ở trẻ em: Chớ nên xem nhẹ!

Đừng nghĩ rằng chỉ người lớn mới gặp các áp lực tâm lý và bị trầm cảm. Chứng trầm cảm không chừa một ai ngay cả trẻ nhỏ.

banner ads

Nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ

Do gia đình không hạnh phúc: Nếu trẻ sống trong gia đình mà cha mẹ luôn mâu thuẫn và bất hòa với nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của các bé. Chưa kể đến những đứa trẻ chịu cảnh cha mẹ sống ly thân hoặc ly hôn thường có xu hướng bị trầm cảm nhiều hơn những đứa trẻ sống trong gia đình đầy đủ và hạnh phúc khác. Nguyên nhân là do trẻ thiếu thốn tình cảm, mất niềm tin vào cha mẹ và bị hụt hẫng.

Trẻ thường xuyên bị người khác bắt nạt: Điều này tưởng chừng vô hại nhưng nếu trẻ thường xuyên bị người khác bắt nạt mà không được cha mẹ quan tâm và giúp đỡ lâu dần trẻ sẽ bị rơi vào khủng hoảng và trầm cảm là điều khó tránh khỏi.

Áp lực trong học tập: Các bậc phụ huynh luôn muốn con mình giỏi giang, thông minh vì thế đặt mục tiêu quá cao vượt xa khả năng của bé. Việc áp đặt cho bé những mục tiêu quá cao ngoài khả năng cũng khiến bé bị áp lực, dẫn đến căng thẳng và bị stress. Lâu dần sẽ rơi vào trầm cảm.

Ngoài ra những trẻ bị thất bại trong học tập hoặc thi cử mặc dù trước đó bé luôn là học sinh giỏi cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm. Có nhiều trẻ do quá thất vọng về bản thân nên đã tìm đến cái chết.

banner ads

Thay đổi môi trường sống đột ngột:Việc thay đổi môi trường sống, trường học đột ngột cũng khiến trẻ không kịp thích nghi, trẻ không có bạn bè, học kém hơn những người cùng lớp hoặc sợ gặp người lạ. Đó cũng là những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị trầm cảm.

Yếu tố di truyền:Nếu trong gia đình có cha mẹ hoặc người thân đã từng bị trầm cảm trước đó, thì trẻ dễ bị lây từ cha mẹ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị trầm cảm

- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu bị trầm cảm sẽ có những dấu hiệu sau:

+ Trẻ thường xuyên khóc, đặc biệt là khóc nhiều vào bên đêm, khi ngủ thường hay giật mình và bị rối loạn giấc ngủ.

+ Trẻ bỏ bú hoặc bú ít đi.

+ Đối với trẻ từ 1-3 tuổi: Trẻ có biểu hiện chậm phát triển về nhận thức và hoạt động như trẻ chậm biết nói và biết đi.

17444-mot-minh.jpg

Trẻ thích ở một mình

- Đối với trẻ lớn hơn sẽ có những biểu hiện như sau:

+ Trẻ buồn chán.

+ Trẻ ít nói, lầm lì thích ở một mình.

+ Thiếu sự tập trung và suy giảm trí nhớ: Biểu hiện cụ thể là trẻ thường xuyên quên làm bài tập, quên những việc được cha mẹ nhờ vả hoặc những nhiệm vụ được thầy cô giáo phân công. Đôi khi trẻ tỏ ra lơ đãng và không quan tâm tới những chuyện xung quanh.

+ Trẻ thường xuyên cáu gắt: gắt gỏng, càu nhàu, cố che đậy nỗi chán chường với người lớn đó là những biểu hiện dễ nhận thấy của trẻ bị trầm cảm.

Cách điều trị và phòng tránh bệnh trầm cảm ở trẻ em

Cha mẹ nên dành thời gian để quan tâm đến trẻ nhiều hơn: Để điều trị và phòng tránh trầm cảm cho trẻ cha mẹ nên sống hòa thuận. Bên cạnh đó nên dành thời gian để trò chuyện, quan tâm và chia sẻ mọi khó khăn mà trẻ đang gặp phải dù là những điều nhỏ nhất. Khi được quan tâm và chia sẻ trẻ sẽ bớt căng thẳng và thoái mái hơn.

17442-the-thao.jpg

Thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động thể thao sẽ giúp bé giải tỏa căng thẳng

Thường xuyên cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời: Vào những ngày cuối tuần, cha mẹ nên đưa bé đi dã ngoại, đi du lịch hoặc tham gia các hoạt động vui chơi và hoạt động thể thao ngoài trời. Điều này sẽ giúp bé giải tỏa căng thẳng và nạp thêm nhiều năng lượng cho việc học.

Không nên tạo áp lực cho trẻ:Thay vì bắt ép trẻ làm theo những gì cha mẹ muốn. Bạn nên lắng nghe mong muốn và sở trường của bé, từ đó giúp trẻ phát huy được điểm mạnh của bản thân, điều này sẽ giúp bé học tốt hơn và không bị áp lực.

Đừng bỏ mặc khi trẻ không chịu chia sẻ: Nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường cha mẹ nên quan tâm hỏi han và động viên bé chia sẻ. Nếu trẻ không chịu nói ngay thì cũng đừng ép buộc mà nên kiên trì. Tuyệt đối không được bỏ mặc trẻ phải đối diện với những nỗi lo hoặc những khó khăn mà chúng đang phải đối diện.

Quan tâm đến các mối quan hệ ở trường của bé: Cha mẹ cần biết được bạn thân của con là những ai? Người nào con sợ, người nào bé không thích? Khi biết được các mối quan hệ ở trường của bé, cha mẹ sẽ sớm can thiệp khi trẻ bị bạn bắt nạt.

Hướng trẻ tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh:Thể thao và giải trí lành mạnh như ca hát, nhảy múa…sẽ giúp trẻ thư giãn và xả stress rất hiệu quả nhờ đó tránh xa được chứng trầm cảm.

Cha mẹ nên xây dựng lối sống lành mạnh: Hơn ai hết cha mẹ chính là tấm gương để trẻ noi theo. Vì thế, các bậc phụ huynh nên thường xuyên tập luyện thể thao, thư giãn và giữ nếp sống khoa học, lành mạnh để làm gương cho con.

17493-1.jpg

Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé, bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết giúp trẻ tập trung học và giữ tinh thần luôn thoải mái.

Ngoài ra, nếu bệnh nặng các bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc. Nhưng nếu uống thuốc quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe của bé. Vì thế cha mẹ cần kiên trì giúp bé vượt qua chứng trầm cảm bằng cách quan tâm, lắng nghe và chia sẻ với bé nhiều hơn. Đừng tạo quá nhiều áp lực và gánh nặng cho bé. Hãy để trẻ được làm những gì chúng yêu thích và cha mẹ chỉ cần ở bên cạnh giúp con đi đúng đường là được.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI