Nguyên nhân
- Bệnh tiểu đường do đột biến gen hoặc môi trường sống và chế độ ăn uống gây nên.
Bệnh tiểu đường do đột biến gen hoặc môi trường sống và chế độ ăn uống gây nên
- Do yếu tố di truyền
- Trẻ em sinh ra đều có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 1 rất cao, không phụ thuộc vào yếu tố di truyền.
Triệu chứng của bệnh
- Trẻ thường khát nước
- Mệt mỏi, kém ăn
- Giảm cân, ốm yếu
- Thường xuyên đi tiểu, nước tiểu có mùi ngọt
- Đau bụng.
- Đau đầu
- Có hành vi và cư xử bất thường
Thông thường các bác sĩ rất chủ quan khi làm các xét nghiệm tiểu đường cho trẻ, họ thường bỏ qua yếu tố di truyền và môi trường sống. Do vậy, nếu phát hiện con có những dấu hiệu trên hoặc gia đình có tiền sử về tiểu đường nên báo cho bác sĩ biết để chẩn đoán phát hiện sớm bệnh ở trẻ.
Cách điều trị
- Điều trị bằng insulin là phương pháp điều trị phổ biến hiện nay dành cho trẻ bị tiểu đường. Trong giai đoạn đầu mới phát bệnh, trẻ sẽ được bổ sung một lượng insulin nhỏ, và số lượng này sẽ tăng lên theo độ tuổi và mức độ phát bệnh.
Điều trị bằng insulin là phương pháp điều trị phổ biến hiện nay dành cho trẻ bị tiểu đường.
- Cân bằng lượng đường trong máu, cũng là một phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định. Glucose tăng cao không chỉ làm bệnh tiểu đượng nặng thêm mà trẻ còn có nguy cơ bị các bệnh về tim mạch, mỡ máu và huyết áp cao.
Các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị để giúp cần bằng, giữ lượng đường trong máu được ổn định, thông qua chế độ ăn uống và tập luyện cũng như thuốc can thiệp.
- Một người bị mắc tiểu đường từ nhỏ sẽ sống với chế độ ăn kiêng và uống thuốc lâu hơn một người mắc tiểu đường khi trưởng thành.
- Thời gian điều trị bệnh kéo dài rất lâu có thể cả cuộc đời của bé và nguy cơ bị biến chứng do tiểu đường gây hại cho sức khỏe của trẻ là rất cao.
Cách phòng bệnh tiểu đường cho trẻ
- Để phòng tránh bệnh tiểu đường cho trẻ, cha mẹ cần hiểu biết về tiểu đường, nguyên nhân mắc bệnh và cách phòng tránh tiểu đường cho con.
- Khi có con bị tiểu đường cha mẹ nên tìm hiểu về insulin như tác dụng, liều lượng sử dụng và cách tiêm insulin cho con, để ngăn chặn kịp thời những biến chứng nguy hại khi trẻ đột ngột bị tăng lượng đường trong máu.
Cho trẻ khám bệnh theo định kỳ, để bác sĩ kiểm soát bệnh và biết được hiệu quả điều trị
- Hiểu biết về các triệu chứng bệnh sẽ giúp mẹ kịp thời can thiệp để tránh trẻ gặp nguy hiểm. Thường xuyên đo lượng đường trong máu và luôn đảm bảo glucose luôn ở trạng thái cân bằng.
- Thông báo cho nhà trường biết về bệnh của con, để nhà trường có chế độ ăn và thực đơn cần tránh những thực phẩm gây hại cho bé. Và khi cần thiết có thể hộ trợ kịp thời nếu chẳng may có điều xấu xảy ra ở trẻ.
- Cho trẻ khám bệnh theo định kỳ, để bác sĩ kiểm soát bệnh và biết được hiệu quả cũng tiến độ điều trị bệnh ra sao.
- Xây dựng chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý, hạn chế ăn tinh bột và độ ngọt nên cho trẻ ăn nhiều chất xơ và caronhydrates.
- Dạy con những bài tập thể dục tốt cho sức khỏe và nên cho trẻ tập đều đặn mỗi ngày.
-Lưu ý, hoạt động thể chất giúp lượng đường trong máu giảm đi đáng kể vì thế cha mẹ nên giảm lượng insulin khi tiêm cho con. Trước khi tập thể dục nên cho con ăn bánh mỳ it đường, nước hoa quả tươi ép ít đường.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Một số điều cha mẹ cần biết về bệnh tiểu đường- Tiểu đường không phải là bệnh truyền nhiễm, không tự lây lan từ người này sang người khác mà do yếu tố di truyền và môi trường sống gây ra.
- Trẻ bị tiểu đường tuýp 1 không phải do bé ăn quá nhiều đồ ăn nhiều tinh bột và đường. Tuy nhiên, khi trẻ bị bệnh nên hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt và tinh bột.
- Phát hiện tiểu đường thông qua xét nghiệm huyết học chứ không phải thử nước tiểu. Trường hợp nước tiểu có đường là lúc bệnh đã nặng rất khó điều trị và ít khả năng phục hồi bệnh.
- Các biến chứng của tiểu đường ở trẻ không khác ở người lớn là bao, nhưng ở trẻ đến khi trẻ tròn 10 tuổi các biến chứng mới thể hiện rõ rệt.