Cùng Yeutre.vn tìm hiểu cách phòng ngừa và xử lý trường hợp thai bị thiếu oxy
Mẹ bầu bị thiếu sắt nghiêm trọng
Mẹ bầu nên khám thai định kỳ để được hướng dẫn đầy đủ và bổ sung thuốc sắt cùng các chất bổ khác phù hợp với cơ thể. Bên cạnh đó, thai phụ cũng hết sức chú ý chế độ dinh dưỡng, nên ăn uống đủ chất, đặc biệt là đạm và vitamin để thúc đẩy sự phát triển của bé trong bụng.
Mẹ bầu có khả năng cao tiếp xúc khí độc
Những thai phụ làm trong môi trường nhiễm độc khí carbon monoxide, hay vừa qua một đợt nhiễm trùng cấp tính…, tác dụng của thuốc, hóa chất thường ảnh hưởng lên sức đề kháng của mẹ cũng dễ khiến em bé trong bụng bị thiếu hụt oxy. Trong trường hợp này, mẹ nên đến bác sĩ thăm khám để được tiêm thuốc dưỡng, nghỉ ngơi và tuân theo đúng phác đồ điều trị.
Những thai phụ làm trong môi trường độc hại cần được thăm khám và nghỉ ngơi thường xuyên.
Mẹ bầu mắc bệnh bẩm sinh
Phần lớn thai nhi thiếu oxy thường có nguyên nhân bắt nguồn từ mẹ. Phổ biến nhất là tình trạng mẹ có tiền sử bị thiếu máu, đau tim, huyết áp cao hay hen suyễn, tất cả những bệnh này đều khiến mẹ gặp khó khăn khi thở, dẫn đến việc vận chuyển oxy, đẩy máu từ mẹ sang con không được dồi dào. Nếu mẹ nào trong diện này cần phải thường xuyên được theo dõi tình hình sức khỏe trước và trong lúc mang thai, đi khám thai định kỳ và thông báo tình trạng sức khỏe cho bác sĩ điều trị nhằm ngăn ngừa tình trạng sinh non, thai bị ngạt, suy dinh dưỡng hoặc nặng hơn là chết lưu. Vậy nên tốt nhất, nên khám chỉ định một bác sĩ để họ tiện theo dõi tình hình sức khỏe và nếu trường hợp xấu xảy ra họ cũng có thể giúp mẹ nhiều hơn và kịp thời hơn.
Mẹ bầu bị mắc hen suyễn
Để phòng ngừa nguy cơ cho cả mẹ và con, phụ nữ bị mắc bệnh hên phế quản trước khi mang thai hoặc có tiền sử bị hen phế quản cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, điều trị và điều trị dự phòng. Ngoài việc tuân thủ chặt chẽ chỉ định điều trị của bác sĩ, cần phải luôn chú ý tránh tiếp xúc với các nguồn kích phát cơn hen như: khói thuốc lá, khói thuốc lào; lông súc vật: chó, mèo...; khói bếp, đặc biệt là khói bếp than; các loại nước xịt có mùi hắc, bao gồm cả nước hoa, thuốc xịt diệt côn trùng...; tránh ăn các thức ăn lạ có nguy cơ gây dị ứng như: cua biển, tôm, các hải sản lạ; luôn giữ cho không khí trong nhà khô thoáng.
Khi đã mang thai, thai phụ cần đi khám thai bác sĩ đầy đủ, có lịch làm việc, nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý và điều quan trọng là luôn luôn phải đảm bảo bệnh hen đã được điều trị và kiểm soát tốt dưới sự tư vấn, hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa hô hấp và được quản lý và theo dõi tốt của bác sĩ chuyên khoa sản.
Ăn uống đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của thai.
Điều quan trọn hơn hết là việc bổ sung một chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của thai, thai được cung cấp đủ oxy, giảm thiểu tình trạng bị ngạt. Việc tăng cường theo dõi thai là rất quan trọng, bởi vì em bé nằm trong bụng khi bị thiếu oxy có thể bị ngạt bất cứ khi nào.
Cách xử lý khi thai nhi thiếu oxy
Muốn tìm cách khắc phụ tình trạng thai nhi thiếu oxy, trước hết người mẹ cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Sau đó, các thai phụ nên có thời gian nghỉ ngơi, nằm nghiêng về bên trái để đảm bảo lượng máu lưu thông về đầy đủ, cung cấp cho thai nhi hoạt động và duy trì tuần hoàn bình thường. Nếu sau thời gian nghỉ ngơi, theo dõi thai máy trong một tiếng đồng hồ mà vẫn thấy bất thường thai máy thì không nên xem nhẹ, hãy khẩn trương đưa mẹ đến bệnh viện để được bác sĩ can thiệp kịp thời.
Tùy theo mức độ thiếu oxy nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi như: nhẹ cân, sinh non, suy dinh dưỡng, chậm phát triển và thậm chí là thai chết lưu.
> > > Xem thêm bài viết: Hiểm họa khôn lường khi bé bị thiếu oxy trong bụng mẹ
Yeutre.vn