Cách phát hiện và định hướng tài năng cho con trẻ

Ai đó đã nói, bất cứ ai khi sinh ra đều mang một năng lực đặc biệt và việc tìm ra năng lực này sẽ biến họ trở thành những thiên tài thực sự. Có lẽ vì vậy mà các chuyên gia giáo dục luôn khuyên các bố mẹ hãy cố gắng tìm hiểu và phát hiện ra những năng lực vượt trội của con mình trong một lĩnh vực nhất định.

banner ads

Là cha mẹ, bạn đã biết cách nhận biết năng lực đặc biệt của con mình ở lĩnh vực nào chưa?

Các loại năng khiếu

Hiện nay, giáo dục học trên thế giới đang đi theo thuyết “đa thông minh”. Thuyết này cho rằng mỗi người sinh ra mang trong mình một năng khiếu thiên bẩm thuộc một lĩnh vực nào đó trong 8 lĩnh vực cơ bản: ngôn ngữ, toán học, âm nhạc, hội họa, vận động, giao tiếp, nội tâm và tự nhiên.

Cụ thể, mỗi trẻ sẽ bộc lộ những biểu hiện đặc biệt với các lĩnh vực này như sau:

1. Ngôn ngữ:Trẻ sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt và chuẩn mực. Khi kể chuyện hoặc thuyết trình, cách tổ chức ngôn từ của trẻ luôn đạt độ chính xác cao và luôn vượt trội về văn phong. Đặc biệt, trẻ luôn có niềm hứng thú với những cuốn sách, đọc lưu loát, hiểu sâu và rất chú tâm trong những buổi thảo luận cũng như trong các bài giảng trên lớp.

18433-tai-nang-2.jpg

Trẻ có năng khiếu toán học tỏ ra rất hứng thú với những con số và khó có bài toán nào làm khó được bé.

2. Logic – toán học:Trẻ lập luận rất sắc sảo và luôn có trình tự logic. Khi tiếp xúc với những con số, trẻ tỏ ra rất hứng thú và khó có bài toán nào làm khó được bé. Những trẻ này về sau thường có khuynh hướng trở thành những nhà nghiên cứu, nhà toán học hoặc điều tra. Năng khiếu này ở trẻ luôn đồng nghĩa với chỉ số IQ cao ngất ngưởng.

3. Hình ảnh – không gian:Trẻ có khả năng hình dung về vật thể và mường tượng về không gian rất tốt. Những trẻ này không cảm thấy quá khó khăn với các trò chơi xếp hình. Trí nhớ hình ảnh ở những trẻ này cũng đặc biệt tốt. Thông thường, trẻ có thiên hướng nghệ thuật với các bộ môn như hội họa, điêu khắc…

4. Âm nhạc:Trẻ là người cực kỳ nhạy cảm với tiết tấu, nhịp điệu. Khi còn rất bé, trẻ đã có thể hát rõ nốt và tuân theo nhịp phách chuẩn. Khi trưởng thành trẻ có thể trở thành những nhà soạn nhạc tài hoa hoặc những ca sĩ vang danh hay các nhạc công tài ba. Ngoài ra, những trẻ có khiếu về âm nhạc lại thường học rất tốt các môn học khá.

5. Cảm xúc vận động:Trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức khi trực tiếp dùng đến những vận động của các bộ phận trên cơ thể thay vì đọc hay suy luận về chúng. Nhóm này thường sinh ra các tài năng về thể thao.

18434-tai-nang-3.jpg

Trẻ có tài về giao tiếp rất thích và rất giỏi khi được giao tiếp hoặc thuyết phục người khác.

6. Quan hệ giao tiếp:Trẻ rất thích và rất giỏi khi được giao tiếp hoặc thuyết phục người khác. Trên lý thuyết, đây là những đứa trẻ hướng ngoại và sẽ có thành tích học tập tốt hơn nếu thông qua tranh luận.

7. Nội tâm:Nhóm trẻ này thường học rất tốt nếu được ở một mình, nghiên cứu một mình. Trên lý thuyết, nhóm này thường là những trẻ hướng nội. Nhìn chung, những gì liên quan đến cảm xúc, mục tiêu, động lực của bản thân đều được trẻ làm rất tốt.

8. Tự nhiên:Trẻ có thể cảm nhận môi trường xung quanh bằng những cảm quan rất tốt. Bé thích thú được khám phá thiên nhiên, chăm sóc cây cối, vật nuôi trong nhà hay tìm hiểu về những thay đổi từ thiên nhiên như hiện tượng thời tiết và động vật bên ngoài.

Giúp trẻ phát triển tài năng

Để phát hiện và giúp trẻ phát triển tài năng, bố mẹ cần:

18435-tai-nang-4.jpg

Trẻ nhỏ thường bộc lộ tính cách, sở thích, cảm xúc đặc trưng của mình qua những lúc vui đùa, đặc biệt yêu ghét luôn luôn rõ ràng.

1. Quan sát mỗi lúc con chơi:Trẻ nhỏ thường bộc lộ tính cách, sở thích, cảm xúc đặc trưng của mình qua những lúc vui đùa, đặc biệt yêu ghét luôn luôn rõ ràng. Vì thế, bạn đừng bỏ qua những giờ chơi của bé, hãy đứng ngoài quan sát hoặc chơi cùng bé để hiểu xem bé hứng thú với điều gì?

Bé thích những trò xếp hình hay chỉ thích ca múa hoặc lại chỉ luôn chạy nhảy bên ngoài đuổi bắt côn trùng? Riêng với những trẻ chỉ thích ngồi một mình hoặc luôn phá hết mọi đồ chơi mà không tỏ ra bất cứ niềm yêu ghét nào cụ thể hãy để ý vì có thể trẻ bị tự kỷ.

2. Khuyến khích con chơi với nhiều loại đồ chơi khác nhau:Càng nhiều giá trị thử nghiệm càng cho bạn biết kết quả chính xác. Hãy cho bé tiếp xúc và chơi với nhiều loại trò chơi khác nhau từ vận động đến tư duy, từ vẽ vời đến ca hát…

Điều quan trọng nhất là chính bố mẹ cũng phải biết cân bằng cảm xúc và ước muốn của bản thân, tránh sự ngộ nhận tài năng sai lệch sẽ làm ảnh hưởng đến tương lai của bé. Khi đã nhận thấy khuynh hướng đặc biệt nào ở trẻ, bạn nên bắt tay đầu tư phát triển cho bé ngay từ sớm.

18436-tai-nang-7.jpg

Bạn hãy tìm những dịp thuận lợi để khuyến khích trẻ bộc lộ tài năng của mình.

3. Khuyến khích trẻ thể hiện:Một khi đã nhận ra niềm đam mê đặc biệt ở bé, bạn hãy tìm những dịp thuận lợi để khuyến khích trẻ bộc lộ tài năng của mình. Những thành tích đạt được dù nhỏ cũng sẽ là một động lực rất lớn để mỗi khi nhớ về trẻ sẽ luôn biết phấn đấu để đạt được thành quả cao hơn.

Vì thế, nếu không có điều kiện cho con được thi thố tài năng ở các tổ chức khác nhau, bạn có thể tự mình tổ chức những cuộc thi tại gia như một cách khuyến khích con phát huy tài năng của mình. Những phần thưởng chẳng hạn như lời khen ngợi, một món quà nho nhỏ của bố cũng sẽ là niềm động viên rất lớn đối với trẻ.

Hoặc nếu trẻ không phải là người chủ động để bộc lộ chúng, bố mẹ có thể trở thành những “kẻ tò mò” để kích thích trẻ chia sẻ về những sản phẩm, thành tích bé đạt được.

Bạn hãy nhớ rằng mỗi đứa trẻ sin ra đời đều có chung một xuất phát điểm với 100 tỷ tế bào thần kinh. Vì thế, việc trẻ có phát huy được tiềm năng của mình hay không đều phụ thuộc vào sự định hướng đúng đắn của bố mẹ đấy!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI